Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 26 đến 30 - Năm học 2018-2019

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Kiến thức: Học sinh hiểu phương pháp cụ thể và nguyên liệu điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm (axit HCl hoặc H2SO4 loãng tác dụng Zn hoặc Al); biết nguyên tắc điều chế hiđro trong công nghiệp . 

+ Học sinh hiểu được phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó, nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất. 

+ Học sinh có kĩ năng lắp ráp dụng cụ điều chế hiđro từ axit clohiđric và Zn .

+ Biết nhận ra khí hiđro bằng que đóm đang cháy.

+ Nắm được cách thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí và đẩy nước.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng: Viêt PTHH, làm thí nghiệm, nhận biết các loại phản ứng.

- Thái độ: Có ý thức say mê môn học.

2. Năng lực, phẩm chất cần hình thành cho học sinh

- Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo  ,sử dụng ngôn ngữ hóa học, tính toán

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ 

1. Giáo viên:   

- Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ.

- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn có đầu vuốt nhọn, đèn cồn, chậu thủy tinh, ống nghiệm hoặc lọ có nút nhám.

- Hóa chất: Zn, HCl.

2. Học sinh: Ôn tập kiến thức 

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Nêu tính chất vật lý và hoá học khí hidro.Viết PTHH minh hoạ.

2. Bài mới

 

doc 22 trang Bảo Đạt 21/12/2023 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 26 đến 30 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 26 đến 30 - Năm học 2018-2019

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 26 đến 30 - Năm học 2018-2019
ước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: 
- Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ.
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn có đầu vuốt nhọn, đèn cồn, chậu thủy tinh, ống nghiệm hoặc lọ có nút nhám.
- Hóa chất: Zn, HCl.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Nêu tính chất vật lý và hoá học khí hidro.Viết PTHH minh hoạ.
2. Bài mới
Cách thức tổ chức hoạt động
Sản phẩm hoạt động của HS
Kết luận của GV
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn.
-Thời lượng: 2 phút.
- Mục đích của HĐ: Dẫn dắt HS vào bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
HĐ2: Tìm hiểu phương pháp điều chế hidro – phản ứng hế
-Thời lượng: 25 phút.
- Mục đích của HĐ: Học sinh hiểu phương pháp cụ thể và nguyên liệu điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm (axit HCl hoặc H2SO4 loãng tác dụng Zn hoặc Al). Biết nhận ra khí hiđro bằng que đóm đang cháy. Nắm được cách thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí và đ...ế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất.
PTHH:
Cu + AgNO3→ Cu(NO3)2 + Ag
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
HĐ 3: Vận dụng
 - Thời lượng: 10 phút
- Mục đích của HĐ: Giúp HS vận dụng kiến thức vừa học vào giải bài tập
- GV: Tổng kết lại các kiến thức của bài.
- GV: Cho hs làm bài tập ở phiếu học tập 
Bài tập 1: Hoàn thành các phản ứng sau và cho biết các phản ứng thuộc loại phản ứng gì?
 P2O5 + H2O → H3PO4
Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag
 Mg(OH)2 MgO + H2O
 Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
Bài 1-SGK/117 Những phản ứng hóa học nào dưới đây có thể được dùng để điều chế hiđro trong phòng thi nghiệm?
a) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.
b) 2H2O → 2H2 + O2.
c) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.
Bài 5-SGK/117: Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit sunfuric.
a) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
Bài tập 3/SGK: Người ta dùng H2 dư để khử m gam Fe2O3 sau phản ứng thu được m1 gam Fe. Cho lượng Fe trên tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,8 lít H2(đktc). tính m,m1.
- GV gọi HS lên bảng làm bài cho HS nhận xét bài
- Sau đó GV nhận xét, kết luận.
- HS: Chú ý lắng nghe.
- HS làm bài tập ở phiếu học tập.
- HS lên bảng sửa bài.
- HS các nhóm nhận xét lẫn nhau.
Bài tập 1: 
1. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
2.Cu+AgNO3→Cu(NO3)2 +2Ag
3.Mg(OH)2 MgO + H2O
4.Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
Phản ứng 2,4 là phản ứng thế.
Phản ứng 1 là phản ứng hoá hợp.
Phản ứng 2,4 là phản ứng phân huỷ
Bài 1-SGK/117 : Phản ứng hóa học điều chế H2 trong phòng thí nghiệm là: a) và c)
Bài 5-SGK/117: 
nFe = 22,4/56 = 0,4 mol.
nH2SO4 = 24,5/98 = 0,25 mol.
PTHH:
   Fe +    H2SO4 → FeSO4 + H2.
1 mol      1mol
0,4 mol    0,25 mol
So sánh tỉ lệ
 0,4/1 > 0,25/1 ⇒ Fe dư
Theo PT nFe (pư) = nH2SO4 = 0,25 mol ⇒ nFe dư = 0,4 – 0,25 = 0,15 mol
mFe dư = 0,15. 56 = 8,4g.
Do khối lượng Fe dư nên tính thể tích khí H2 theo số mol H2SO4.
nH2 = nH2SO4 = 0,25 mol
Vkhí = 0,25 . 22,4 = 5,6l.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối (1 phút)
- Họ...
? Hãy cho biết nguyên liệu để điều chế hidro trong PTN
? Hãy viết PTHH điều chế hidro từ Zn và HCl?
HS : Lên bảng viết PTHH
GV: Hướng dẫn HS lắp dụng cụ như hình vẽ
? Làm cách nào để biết được H2 đã tinh khiết
HS : Các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn
Cho một ít Zn vào ống nghiệm, cho tiếp 1- 3 ml HCl vào ống nghiệm.
? Quan sát hiện tượng, nêu nhận xét.
Viết PTHH xảy ra.
GV: Hướng dẫn lắp dụng cụ như hình vẽ
? Để thu khí hidro bằng cách đẩy không khí thì ống nghiệm phải để như thế nào. Tại sao?
? Còn thu bằng cách đẩy nước thí ống nghiệm phải để như thế nào.
HS : Các nhóm làm thí nghiệm
? Quan sát và nêu hiện tượng thí nghiệm
GV: Hướng dẫn HS các nhóm lắp dụng cụ như hình vẽ
GV: Treo bảng phu ghi các bước tiến hành thí nghiệm:
- Cho một ít CuO vào ống dẫn , lắp vào ống dẫn cho khí H2 đi qua.
- Đun nóng CuO trên ngọn lửa đèn cồn
? Quan sát màu sắc của CuO biến đổi như thế nào.
? Nêu nhận xét của các hiện tượng xảy ra.
? Viết PTHH.
HS : Tiến hành tn sau đó báo cáo kết quả. 
I. Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1: 
- Điều chế H2 từ Zn và HCl.
PTHH: Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2
- Đốt cháy hiđro trong không khí
PTHH: 2H2 + O2 2H2O
2. Thí nghiệm 2: Thu khí hidro bằng cách đẩy không khí và đẩy nước:
3.Thí nghiệm 3: Hidro khử đồng (II) oxit
- Hiện tượng: Có Cu (màu đỏ) tạo thành có hơi H2O tạo thành.
PTHH: CuO + H2 Cu + H2O
Hoạt động 3 : Tường trình (10 phút)
- GV: Cho HS viết tường trình thí nghiệm theo mẫu và nộp lại cho GV.
- HS làm bài tường trình.
4. Củng cố (6 phút)
- HS thu dọn , rửa dụng cụ thí nghiệm.
- GV nhận xét giờ thực hành.
HDVN (2 phút)
- Yêu cầu HS về ôn tập lại kiến thức đã học trong chương Hidro - nước.
- Xem trước bài luyện tập 6.
IV. Kiểm tra đánh giá
V. Rút kinh nghiệm
..
TRÌNH KÍ
Ngày.......tháng.........năm 2019
Tuần: 27-Tiết 51	Ngày soạn:16/02/2019
BÀI LUYỆN TẬP 6
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: Củng cố , hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học về tính chất vật lí (

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tuan_26_den_30_nam_hoc_2018_2019.doc