Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 8+9
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết:
- Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì
- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.
- Cách phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu.
* Cơ hội hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất:
- Hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo: qua hoạt động làm việc nhóm.
- Hình thành phẩm chất: trung thực và trách nhiệm thông qua các hoạt động: thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
II. Chuẩn bị:
- GV: Phiếu học tập, tranh SGK, máy chiếu (hoặc tivi kết nối internet), hình ảnh đường tiết niệu.
- HS: SGK, một số tranh ảnh về hoạt động hàng ngày của học sinh.
III. Các phương pháp dạy học chủ yếu:
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
- Phương pháp phát hiện, giải quyết vấn đề
IV. Các hoạt động
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 8+9

tế *Mục tiêu: Hs nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể tuổi dậy thì. *Cách tiến hành: Hs nêu những việc những việc em đã thực hiện hằng ngày để giữ vệ sinh cơ thể bằng hỉnh thức trò chơi “Truyền hoa” Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận *Mục tiêu: Hs phân biệt được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì. *Cách tiến hành: Gv trình chiếu tranh ảnh Hs đã chuẩn bị, Hs quan sát và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì? Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, chia sẻ, phỏng vấn. *GV kết luận: Để bảo vệ sức khoẻ về sức khoẻ thể chất và tinh thần các em cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh; không xem phim ảnh, sách báo không lành mạnh; không sử dụng các chất gây nghiện như: thuốc lá, rượu bia, ma tuý,. Nếu các em không vệ sinh Bộ phận sinh dục sạch sẽ thì cơ thể dễ bị nấm,v...ăng lượng nước tiểu để tống xuất vi khuẩn khỏi đường tiểu. - Hs chia sẻ kết quả trước lớp. - Gv nhận xét, giải thích một số thắc mắc của Hs. 4. Củng cố dặn dò: ? Qua bài học hôm nay em học thêm được điều gì về vệ sinh tuổi dậy thì. - Gv nhận xét giờ học, nhắc nhở Hs chuẩn bị cho bài học sau. Bài 9:THỰC HÀNH NÓI KHÔNG VỚI CHẤT GÂY NGHIỆN I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh: - Nêu được một số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu, bia. - Rèn luyện kĩ năng từ chối sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma tuý. * Cơ hội hình thành, phát triển năng lực: - Hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo: qua hoạt động làm việc nhóm, trình bày suy nghĩ và xử lý tình huống. - Hình thành phẩm chất: nhân ái, trung thực và trách nhiệm thông qua các hoạt động: thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi và sắm vai xử lý tình huống. II. Chuẩn bị: - GV: Phiếu học tập, tranh SGK, máy chiếu (hoặc tivi kết nối internet). - HS: SGK III. Các phương pháp dạy học chủ yếu: - Phương pháp phát hiện, giải quyết vấn đề - Phương pháp sắm vai, xử lý tình huống IV. Các hoạt động 2.Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Thực hành nói không với chất gây nghiện *Muc tiêu: Nêu được một số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu, bia. *Cách tiến hành: Gv cho Hs xem các video về tác hại của các chất gây nghiện. Hs hoàn thành phiếu học tâp theo nhóm: Lí do Có hại đối với người sử dụng Có hại đối với những người xung quanh Không uống rượu bia vì Không hút thuốc lá, thuốc lào vì Không sử dụng ma tuý vì Các nhóm treo sản phẩm vào góc học tập. Hs các nhóm đi quan sát, so sánh, nhận xét. Hoạt động 2: Sắm vai xử lý tình huống *Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng từ chối sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma tuý. *Cách tiến hành: Đọc kĩ các tình huống dưới đây Tình huống 1: Em bị một số người bán hàng dụ dỗ, ép hút thử thuốc lá. Em sẽ ứng xử như thế nào? Tình huống 2: Em được mời, nài ép phải uống rượu (hoặc bia) trong một buổi liên hoan. Em sẽ ứng xử như thế nào? Tình huống 3: Em bị một nh
File đính kèm:
giao_an_khoa_hoc_lop_5_bai_89.doc