Giáo án môn Địa lí Lớp 6 - Chương II: Các thành phần tự nhiên của trái đất - Tuần 14, Tiết 14, Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức: Nêu được khái niệm nội lực và ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất, hiện tượng động đất và núi lửa, tác hại của chúng. Biết được khái niệm mắc ma
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát và mô tả lại qua tranh ảnh cho học sinh
- Thái độ: Yêu thích môn học; nghiêm túc trong học tập
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; sáng tạo
II. CHUẨN BỊ
- GV: Kế hoạch dạy học; tranh ảnh theo SGK
- HS: SGK, tập ghi, bài chuẩn bị ở nhà, SGK.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi SGK
*Mục tiêu: kiểm tra lại quá trình tự học bài cũ của học sinh
* Cách tiến hành: GV hỏi - HS trả lời: theo nội dung đã học ở bài 11.
- Kể tên các lục địa và các đại dương trên Trái Đất?
*GV kết luận: Nội dung trả lời của học sinh.
3. Bài mới
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Địa lí Lớp 6 - Chương II: Các thành phần tự nhiên của trái đất - Tuần 14, Tiết 14, Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất

g đã học ở bài 11. - Kể tên các lục địa và các đại dương trên Trái Đất? *GV kết luận: Nội dung trả lời của học sinh. 3. Bài mới Hoạt động 1. Hoạt động tìm hiểu thực tiển *Mục tiêu: Tạo sự hứng thú để học sinh chú ý cho bài học mới *Cách tiến hành: GV đặt vấn đề vào bài Địa hình bề mặt Trái Đất rất phức tạp. Đó là kết quả của sự tác động lâu dài và liên tục của 2 lực đối nghịch nhau: nội lực và ngoại lực. Vậy chúng có tác động như thế nào lên địa hình bề mặt Trái Đất. Hoạt động 2. Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung cần đạt * Kiến thức 1: Tìm hiểu về tác động của nội lực và ngoại lực *Mục tiêu: Nêu được khái niệm nội lực và ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất *Cách tiến hành - GV. Treo lược đồ tự nhiên TG, giải thích thang màu, yêu cầu HS quan sát. Hỏi. Em có nhận xét gì về địa hình của bề mặt Trái Đất? - HS. Địa hình bề mặt Trái Đất không bằng phẳng. Hỏi. Nguyên nhân nào sinh ra sự khác bi...t luận nội dung - GV: Cho HS hoạt động nhóm (3p) trả lời các câu hỏi sau: Hỏi. Hậu quả của động đất và núi lửa? Hỏi. Để hạn chế thiệt hại của động đất, con người đã làm gì? Hỏi. Ở Việt nam có xảy ra động đất không? - HS: Trình bày, nhận xét *Kết luận: GV chốt lại nội dung bài học 1. Tác động của nội lực và ngoại lực: - Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong của Trái Đất. - Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. - Tác động: + Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau, xảy ra đồng thời, tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất. + Tác động của nội lực làm bề mặt Trái Đất gồ ghề. Tác động của ngoại lực làm san bằng hạ thấp địa hình. - Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề 2. Núi lửa và động đất: - Núi lửa: là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất. - Mắc ma: Là những vật chất, nóng chảy nằm ở dưới sâu trong lòng đất, nơi có nhiệt độ trên 10000C. - Động đất: là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển. - Núi lửa và động đất: làm chết nhiều người và thiệt hại về của. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập *Mục tiêu: Củng cố lại toàn bộ nội dung của bài học *Cách tiến hành: GV hỏi – HS trả lời theo nội dung bài học - Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu nói sau cho đúng: a.Nội lực là lực sinh ra ..Trái đất. b. Ngoại lực là lực sinh ra ..Trái đất. - Núi lửa, động đất là gì? Có hậu quả như thế nào? *Kết luận: GV nhấn mạnh lại nội dung bài học Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, mở rộng (nếu có) 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp - Về nhà học bài, làm bài theo câu hỏi SGK - Xem trước bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất IV. Kiểm tra đánh giá - Học sinh trả lời câu hỏi 1,2 SGK + Căn cứ vào đâu để xác địnhnội lực và ngoại lực là hai lực trái ngược nhau. + Núi lữa đã gây ra nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lữa vẫn có dân cư sinh sống. V. RÚT
File đính kèm:
giao_an_mon_dia_li_lop_6_chuong_ii_cac_thanh_phan_tu_nhien_c.docx