Giáo án môn Địa lí Lớp 7 - Tuần 1 đến tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Đồng Trường

THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

Bài 1 : DÂN SỐ

 

I. MỤC TIÊU: 

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

  a. Kiến thức: Giúp cho HS hiểu biết về :

    - Dân số và tháp tuổi . Dân số là nguồn lao động của một địa phương.

    - Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới. nguyên nhân của sự gia tăng dân số nhanh và hậu quả của bùng nổ dân số đối với môi trường (đặc biệt là các nước đang phát triển).

   b. Kĩ năng:

     - Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.

     - Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua các biểu đồ dân số. Phân tích mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số nhanh với môi trường.

   c. Thái độ: 

    - Ủng hộ các chính sách và các hoạt động nhằm đạt tỉ lệ gia tăng dân số hợp lí.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh 

- Năng lực tự học, đọc hiểu: học sinh đọc và xử lí thông tin sgk.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: lắng nghe, phản hồi tích cực.

- Năng lực hợp tác nhóm: hợp tác và làm việc nhóm cặp.

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: trình bày suy nghĩ, thảo luận.

docx 29 trang Hòa Minh 03/06/2023 2900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 7 - Tuần 1 đến tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Đồng Trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Địa lí Lớp 7 - Tuần 1 đến tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Đồng Trường

Giáo án môn Địa lí Lớp 7 - Tuần 1 đến tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Đồng Trường
 nghe, phản hồi tích cực.
- Năng lực hợp tác nhóm: hợp tác và làm việc nhóm cặp.
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: trình bày suy nghĩ, thảo luận.
II. CHUẨN BỊ: 
 	 - GV: Biểu đồ gia tăng dân số thế giới từ đầu công nguyên đến năm 2050 (tự vẽ). Biểu đồ gia tăng dân số địa phương tự vẽ (nếu có ). Tranh vẽ 3 dạng tháp tuổi .
 	 - HS: Tập bản đồ bài tập và bài thực hành Địa lí 7.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
	3. Bài mới: 
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn: (2’)
	Giáo viên giới thiệu bài
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức:
Kiến thức 1 (15’)
Mục đích của hoạt động: Tìm hiểu về Dân số, nguồn lao động
Cách thức tổ chức các hoạt động
Sản phẩm
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. Cho biết: Bằng cách nào ta biết được dân số của một nước hoặc một địa phương? (Điều tra dân số )
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1và thảo luận nhóm cặp, thời gian 3’-5’. Cho biết:
+ Hãy cho biết số trẻ em từ 0- 4 t...(8’)
Mục đích của hoạt động: Sự bùng nổ dân số.
Cách thức tổ chức các hoạt động
Sản phẩm
- GV cho HS hiểu thế nào là tỉ lệ (hay tỉ suất) sinh, tỉ lệ tử .
- GV hướng dẫn HS đường xanh là tỉ lệ sinh, đường đỏ là tỉ lệ tử và phần tô màu hồng là tỉ lệ gia tăng dân số (khoảng cách giữa đường xanh và đường đỏ ). Khoảng cách giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử năm 1950, 1980, 2000? (khoảng cách thu hẹp Þ dân số tăng chậm; còn khoảng cách mở rộng Þ dân số tăng nhanh).
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. Cho biết: 
+ Tỉ lệ sinh năm 2000 các nước đang phát triển là bao nhiêu? Các nước phát triển là bao nhiêu? (Nước đang phát triển là 25‰, các nước phát triển là 17‰).
+ Bùng nổ dân số thế giới xãy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết? 
- Liên hệ được Việt Nam thuộc nhóm nước nào, có ở trong tình trạng bùng nổ dân số không? Chính sách dân số ở Việt Nam).
 (Bạc Liêu là một bộ phận của Đồng bằng sông Cửu Long) => Gây sức ép nặng nề cho việc phát triển kinh tế, đời sống nhân dân và cho tài nguyên, môi trường,
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
3. Sự bùng nổ dân số :
- Từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số đã diễn ra ở các nước đang phát triển châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh do các nước này giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.
- Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển đã tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hảm sự phát triển kinh tế-xã hội,...
HĐ 3:Hoạt động luyện tập, thực hành thí nghiệm:
HĐ 4: Hoạt động vận dụng và mở rộng: (2’)
- Nêu cách hạn chế sự gia tăng dân số nhanh ở VN.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối :(2’)
Về nhà học bài, làm bài tập 2 trang 6-SGK và chuẩn bị bài 2 .
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (1’) 
Giáo viên đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.
V. Rút kinh nghiệm:
Ưu điểm:	
Nhược điểm:	
Hướng giải quyết:Kí duyệt 
 Ngày: 18/02/2019
Nguyễn Đồng Trường
Ngà...t số nước Việt Nam, Trung Quốc và In-do-nê-xi-a năm 2001.
- GV cho HS quan sát lược đồ 2.1 và giới thiệu cách thể hiện trên lược đồ (chú giải).
+ Hãy đọc trên lược đồ những khu vực đông dân nhất trên thế giới? (đọc từ phải qua trái).
+ Tại sao đông dân ở những khu vực đó? 
(Tại gì ở đó là những nơi ven biển, đồng bằng khí hậu thuận lợi).
+ Hai khu vực nào có mật độ dân số cao nhất? ( Những thung lũng và đồng bằng sông lớn: sông Hoàng Hà, sông Ấn, sông Nin. Những khu vực có nền kinh tế phát triển của các châu: Tây Âu và Trung Âu, Đông Bắc Hoa Kì , Đông Nam Braxin, Tây phi).
+ Những khu vực nào thưa dân? (các hoang mạc, các vùng cực và gần cực, các vùng núi cao, các vùng sâu trong nội địa). 
+ Cho biết sự phân bố dân cư trên thế giới như thế nào? (phân bố không đồng đều, do điều kiện sinh sống và đi lại,).
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức, liên hệ Việt Nam và chuyển ý sang mục 2.
1. Sự phân bố dân cư:
- Số liệu về mật độ dân số cho chúng ta biết tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước  
- Dân cư phân bố không đồng đều trên thế giới . 
- Những nơi có điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như: đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa đều có dân cư tập trung đông đúc.
- Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc,...khí hậu khắc nghiệt có dân cư thưa thớt.
 Kiến thức 2 (15’)
Mục đích của hoạt động: Các chủng tộc.
Cách thức tổ chức các hoạt động
Sản phẩm
- GV giới thiệu cho HS hai từ " Chủng tộc ".
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. Cho biết: Làm thế nào để phân biệt được các chủng tộc? (căn cứ vào hình thái bên ngoàinhư: màu da, tóc, mắt, mũi,)
- GV cho HS quan sát hình 2.2 và hướng dẫn HS tìm ra sự khác nhau về hình thái bên ngoài của 3 chủng tộc. Thảo luận ngóm cặp, thời gian : 3’-5’. Cho biết:
+ Nhóm 1: mô tả chủng tộc Môngôlôit (da vàng, tóc đen và dài, mắt đen, mũi thấp) .
+ Nhóm 2: mô tả chủng tộc Nêgrôit. (da đen, tóc xoăn và

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_li_lop_7_tuan_1_den_tuan_4_nam_hoc_2020_2021.docx