Giáo án môn Địa lí Lớp 7 - Tuần 5, 6 - Năm học 2020-2021

Bài 10: DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG

I. MỤC TIÊU: 

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

  a. Kiến thức: giúp cho HS:

    - Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng.

    - Hiểu được sự gia tăng dân số nhanh và bùng nổ dân số đã có những tác động tiêu cực tới tài nguyên và môi trường ở đới nóng.

    - Biết được một số biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dân số đối với tài nguyên và môi trường ở đới nóng.

    - Ví dụ về sự gia tăng dân số có ảnh hưởng đến đời sống, vật chất và môi trường tại một số thành phố lớn ở nước ta. 

   b. Kĩ năng:

    - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về các mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên ở đới nóng.

   c. Thái độ: 

      - Có hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề MT ở đới nóng.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh 

- Năng lực tự học, đọc hiểu: học sinh đọc và xử lí thông tin sgk.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: lắng nghe, phản hồi tích cực.

- Năng lực hợp tác nhóm: hợp tác và làm việc nhóm cặp.

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: trình bày suy nghĩ, thảo luận

doc 15 trang Hòa Minh 03/06/2023 3000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 7 - Tuần 5, 6 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Địa lí Lớp 7 - Tuần 5, 6 - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Địa lí Lớp 7 - Tuần 5, 6 - Năm học 2020-2021
giải quyết vấn đề, sáng tạo: lắng nghe, phản hồi tích cực.
- Năng lực hợp tác nhóm: hợp tác và làm việc nhóm cặp.
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: trình bày suy nghĩ, thảo luận
II. CHUẨN BỊ : 
- GV: Sưu tập tư liệu của địa phương (tỉnh, huyện) để vẽ biểu đồ quan hệ giữa dân số và lương thực. Sưu tập các ảnh về tài nguyên và môi trường bị huỷ hoại do khai thác bừa bãi.
- HS: SGK. Tập bản đồ bài tập và bài thực hành Địa lí 7
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
 - Môi trường Xích đạo ẩm có thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp? Để khắc phục những khó khăn đó ta phải làm gì ? 
 - Nêu những nông sản chính của đới nóng? Ở Việt Nam có những loại nào? 
	3. Bài mới: 
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn: (1’)
	Giáo viên giới thiệu bài
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức
 Kiến thức 1 (18’)
Mục đích của hoạt động: Dân số
Cách thức tổ chức các hoạt động
Sản phẩm
(nhóm/cặp) 
- GV cho HS quan s... giảm? (do dân số tăng nhanh hơn là tăng lương thực).
+ Biện pháp để tăng bình quân lương thực đầu người lên là gì? (giảm tốc độ gia tăng dân số, nâng mức tăng lương thực lên). 
-Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với TN- MT ở đới nóng. GV cho HS phân tích bảng số liệu dân số và rừng ở Đông Nam Á năm 1980 – 1990 và nhận xét: (Dân số: tăng từ 360 triệu lên 442 triệu người; Diện tích rừng: giảm từ 240,2 xuống còn 208,6 triệu ha) ð dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm, do: phá rừng lấy đất canh tác, hoặc xây dựng nhà máy, lấy củi đun nấu, lấy gỗ làm nhà, hoặc xuất khẩu để nhập lương thực và hàng tiêu dùng, mở đường giao thông,
- GV liên hệ: Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có dân số đông, gia tăng dân số tự nhiên cao ð dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm.Ví dụ: sự bùng nổ đô thị ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội làm gia tăng các tệ nạn xã hội (trộm cắp, mại dâm, buôn ma túy, làm mất vẽ đẹp của môi trường đô thị, ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường,...
- GV cho HS đọc từ " Nhằm đáp ứng  cạn kiệt"
+ Nêu những sức ép của dân số (dân số đông, gia tăng dân số tự nhiên cao) đến tài nguyên thiên nhiên và các nguồn năng lượng như thế nào? (bị cạn kiệt, suy giảm nhanh chóng).
- GV cho HS đọc từ " Bùng nổ dân số,tàn phá"
+ Nêu những tác động tiêu cực của dân số đến môi trường? (thiếu nước sạch, môi trường tự nhiên bị huỷ hoại dần, môi trường sống ở các khu ổ chuột, các đô thị bị ô nhiễm,).
+ Để giảm sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường chúng ta phải làm gì? (giảm tỉ suất sinh, tăng cường phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân,)
- GV cho HS xem một số tranh ảnh hoặc đoạn video về việc trồng và bảo vệ rừng ngập mặn ở Bạc Liêu. 
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức.
2. Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường: 
- Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống:
+ Bình quân lương thực giảm.
+ Nhiều người không có nước sạch dùng.
+ Nhà ổ chuột, thiếu tiện nghi.
+ Đất bạc màu.
+ Cạn kiệ...ố đô thị quá nhanh và dẫn đến những hậu quả nặng nề cho MT.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh 
- Năng lực tự học, đọc hiểu: học sinh đọc và xử lí thông tin sgk.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: lắng nghe, phản hồi tích cực.
- Năng lực hợp tác nhóm: hợp tác và làm việc nhóm cặp.
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: trình bày suy nghĩ, thảo luận
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Bản đồ phân bố dân cư và đô thị trên thế giới. Các ảnh sưu tập về hậu quả đô thị hoá ở đới nóng như đường sá ngập nước mưa, đường sá quá tải, nhà ổ chuột, cảnh nhặt rác kiếm sống, ăn mày, ăn xin, người lang than không nhà,trong sách báo. 
 - HS: Tập bản đồ bài tập và bài thực hành Địa lí 7.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
 - Cho biết tình trạng gia tăng dân số hiện nay ở đới nóng như thế nào? 
 - Nêu những biện pháp nâng cao bình quân lương thực đầu người. 
 	3. Bài mới: 
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn: (1’)
	Giáo viên giới thiệu bài
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức
 Kiến thức 1 (15’)
Mục đích của hoạt động: Sự di dân
Cách thức tổ chức các hoạt động
Sản phẩm
- GV cho HS đọc thông tin SGK. Thảo luận nhóm cặp, thời gian: 2’-3’. Cho biết:
+ Nguyên nhân làm cho người dân nông thôn di cư lên thành thị? (dân số đông, thiên tai, chiến tranh, nhu cầu phát triển nông-công nghiệp, dịch vụ, tìm kiếm việc làm,)
+ Di dân tự phát đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội như thế nào? Em hãy tìm những biện pháp di dân có tính tích cực. 
(di dân có kế hoạch, có tổ chức để khai hoang, lập đồn điền, làm giảm sức ép của dân số đến đời sống và kinh tế,) 
- Nhận xét về tốc độ tăng tỉ lệ dân đô thị ở một số nơi trên thế giới.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chuẩn kiến thức và chuyển ý sang mục 2.
1. Sự di dân:
- Đới nóng là nơi có sự di dân diễn ra mạnh.
- Nguyên nhân di dân rất đa dạng:
+ Di dân tự do (do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_li_lop_7_tuan_5_6_nam_hoc_2020_2021.doc