Giáo án môn Địa lí Lớp 9 - Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ - Trường THCS Vĩnh Thanh
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Xác định được các đặc điểm về vị trí, giới hạn lãnh thổ của vùng.
- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
- Phân tích được các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nổi bật của vùng.
- Phân tích được các đặc điểm dân cư xã hội của vùng.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 9 - Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ - Trường THCS Vĩnh Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Địa lí Lớp 9 - Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ - Trường THCS Vĩnh Thanh
Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Phân tích bản đồ tự nhiên của vùng để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích nguyên nhân vùng có trình độ dân cư xã hội cao nhất cả nước. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề việc làm và chất lượng cuộc sống - Chăm chỉ: Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. - Bảng số liệu 31.1 và 31.2 SGK 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS trả lời được các đặc điểm khi nhắc đến vùng Đông Nam Bộ như: đông dân, kinh tế phát triển, mứ...Bộ + Phía Tây Nam giáp Đồng Bằng Sông Cửu Long, - Diện tích của vùng: 23 500 km2 , vùng có 6 tỉnh thành phố - Ý nghĩa về vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ: + Trao đổi các vùng thuận lợi bằng đường bộ, biển, sông + Trao đổi Campuchia qua cửa khẩu + Phát triển kinh tế biển 2.2. Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ (20 phút) a) Mục tiêu: + Trình bày được các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên và dân cư xã hội nổi bật của vùng . + Đánh giá những thế mạnh về tự nhiên cũng như tài nguyên thiên nhiên, dân cư – xã hội của vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. + Phân tích được những khó khăn, hạn chế về mặt tự nhiên, dân cư – xã hội b) Nội dung: - Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi. Nội dung chính: II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên + Địa hình thoải có đất ba dan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thuỷ tốt. + Biển ấm ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa nông rộng,có tiềm năng lớn về dầu khí. + Có hệ thống sông Đồng Nai là nguồn cung cấp nước cho vùng. - Đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng hẹp, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao . c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi. - Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền, trên biển của vùng: HS dựa vào bảng thông tin SGK/ 113 trả lời câu hỏi. - HS xác định các con sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé trên bản đồ. - Lưu vực sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ vì: cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt vào mùa khô cho cả vùng Đông Nam Bộ. - Bảo vệ rừng đầu nguồn và hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông: Rừng ở Đông Nam Bộ không còn nhiều, Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn sinh thuỷ và giữ gìn cân bằng sinh thái. Chú ý vai trò rừng ngập mặn trong đó có rừng Sác ở huyện Cần Giờ vừa có ý nghĩa du lịch vừa là”lá phổi” xanh của TP HCM vừa là khu dự trữ sinh quyển của thế giới - Khó khăn: Khoáng sản trên đất liền ít, rừng tự ...- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn - Người dân năng động sáng tạo trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội. Hầu hết các chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội trong vùng đều cao hơn so với cả nước. - Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như : Bến cảng Nhà Rồng, địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo...là điều kiện để phát triển du lịch. c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi. - Số dân 17,1 tr người (2018). Là vùng đông dân. - Đặc điểm dân cư: đông dân; lao động dồi dào lành nghề, thị trường rộng; sức hút lao động mạnh từ các vùng khác. - Trình độ phát triển dân cư xã hội của vùng: Hầu hết các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội của vùng đều cao hơn so với cả nước. - Các di tích lịch sử các địa danh du lịch nổi tiếng của vùng: Bến Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Côn Đảo, Rừng Sác, Dinh Thống Nhất, Suối Tiên, Đầm Sen... - Tiềm năng du lịch của vùng: Vùng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, là điều kiện để phát triển du lịch. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu hs đọc thông tin SGK và phân tích bảng số liệu để trả lời các câu hỏi: Một số tiêu chí về dân cư, xã hội của vùng Đông Nam Bộ Tiêu chí Đơn vị Năm Đông Nam Bộ Cả nước Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên % 2017 0,8 0,81 Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị % 2019 - 3,07 - Đông Nam Bộ không bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh % 2019 2,6 - - Thành phố Hồ Chí Minh % 2019 3,4 - Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn % 2017 0,61 2,07 Thu nhập bình quân đầu người/tháng Nghìn đồng 2016 4661,7 3097,6 Tỉ lệ người lớn biết chữ % 2017 97,4 95,1 Tuổi thọ trung bình Năm 2019 75,7 73,6 Tỉ lệ dân số thành thị % 2017 62,7 35,0 - Nêu và nhận xét về số dân trong vùng? - Đặc điểm dân cư ở đây có những thế mạnh nào? - Dựa vào bản 31.2 :hãy đọc và phân tích từ đó rút ra nhận xét về trình độ phát triển dân cư xã hội của vùng? - Xác định các di tích lịch sử các địa danh du lịch nổi tiếng của vùng? - Nhận xét về tiềm năng du lịch của vùng? Bước 2: Các HS thực
File đính kèm:
- giao_an_mon_dia_li_lop_9_bai_vung_dong_nam_bo_truong_thcs_vi.docx