Giáo án môn Địa lí Lớp 9 - Tuần 1 đến tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Đồng Trường

BÀI 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

          I. Mục tiêu

          1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

          - Kiến thức: Biết được những đặc điểm chung về cộng đồng các dân tộc của nước ta. Nắm được sự phân bố của các dân tộc ở nước ta.

          - Kỹ năng: Kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ tròn.

          - Thái độ: Có thái độ tích cực trong việc tìm hiểu về các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

          2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

          Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề dạy - học:

          - Năng lực tự học, đọc hiểu: năng lực đọc, nghiên cứu nội dung SGK, năng lực xử lí thông tin qua tranh ảnh, lược đồ.         

          - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: năng lực tóm tắt nội dung bài học, năng lực tự sáng tạo tự đặt câu hỏi.   

          - Năng lực hợp tác nhóm: năng lực trao đổi thông tin trong nhóm, năng lực trình bày ý kiến cá nhân, trao đổi và thống nhất nội dung trình bày của nhóm.       

          II. Chuẩn bị

          - Giáo viên: Giáo án. Biểu đồ cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999.

          - Học sinh: Sách giáo khoa. Sách tham khảo.

          III. Tổ chức các hoạt động dạy học 

          1. Ổn định lớp

          - Kiểm tra sĩ số.

          - Kiểm tra vệ sinh lớp học.

          2. Kiểm tra bài cũ

          Giáo viên tổng kết lại nội dung chính chương trình Địa Lí 8 nhằm giúp các em định hướng nội dung chương trình Địa Lí 9.

          3. Bài mới

docx 47 trang Hòa Minh 03/06/2023 3760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 9 - Tuần 1 đến tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Đồng Trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Địa lí Lớp 9 - Tuần 1 đến tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Đồng Trường

Giáo án môn Địa lí Lớp 9 - Tuần 1 đến tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Đồng Trường
m.	
	II. Chuẩn bị
	- Giáo viên: Giáo án. Biểu đồ cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999.
	- Học sinh: Sách giáo khoa. Sách tham khảo.
	III. Tổ chức các hoạt động dạy học 
	1. Ổn định lớp
	- Kiểm tra sĩ số.
	- Kiểm tra vệ sinh lớp học.
	2. Kiểm tra bài cũ
	Giáo viên tổng kết lại nội dung chính chương trình Địa Lí 8 nhằm giúp các em định hướng nội dung chương trình Địa Lí 9.
	3. Bài mới
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 3 phút.
	- Mục đích của hoạt động: hình thành sơ lượt nội dung bài mới.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Sản phẩm
- GV giới nhắc lại nội dung kiến thức bài cũ.
- GV giới thiệu bài mới
HS hình thành sơ lượt nội dung bài mới
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức
	* Kiến thức thứ 1: Các dân tộc ở Việt Nam.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 15 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: hình thành kiến thức về các dân tộc ở Việt Nam.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Sản phẩm
* Giáo v...ập trung ở vùng đồng bằng, trung du và đồi núi.
- HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn.
II. Phân bố các dân tộc:
1. Dân tộc Việt (Kinh):
- Người Việt phân bố rộng khắp cả nước.
- Tập trung hơn ở các đồng bằng, trung du và duyên hải.
2. Các dân tộc ít người:
- Chiếm 13,8% dân số cả nước, sống chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Người Tày, Nùng: tả ngạn sông Hồng.
+ Người Thái, Mường: hữu ngạn sông Hồng đền sông Cả.
+ Người Dao: các vùng núi từ 700 – 1000m.
+Người Mông: các vùng núi cao.
- Vùng Trường Sơn – Tây Nguyên:
+ Người Ê-đê: Đắk Lăk
+ Người Gia-rai: Kon Tum và Gia Lai.
+ Người Cơ-ho: Lâm Đồng.
- Vùng cực Nam Trung Bộ - Nam Bộ:
+ Người Chăm: Ninh Thuận, Bình Thuận.
+ Người Khơ-me: xen kẽ với người Việt.
+ Người Hoa: ở các thành phố lớn.
	HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 3 phút	
	- Mục đích của hoạt động: củng cố lại kiến thức đả học cho học sinh. 	
	- Nội dung: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Sản phẩm
* BÀI TẬP:
Em hãy kể tên 10 dân tộc có dân số đông nhất ở nước ta năm 1999.
Câu trả lời của học sinh.
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 2 phút 	
	- Mục đích của hoạt động: mở rộng kiến thức cho học sinh.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Sản phẩm
Vì sao các dân tộc ít người chủ yếu phân bố ở các vùng đồi núi
Câu trả lời của học sinh.
	4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 2 phút 	
	- Mục đích của hoạt động: hướng dẫn học sinh học bài tại nhà.	
	Nội dung: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Sản phẩm
- Học nội dung bài học.
- Làm câu hỏi cuối bài.
- Xem trước bài 2: Dân số và gia tăng dân số.
Học sinh tự học ở nhà.
	IV. Kiểm tra đánh giá bài học
	GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.	
	V. Rút kinh nghiệm:
Ưu điểm:	
Nhược điểm:	
Hướng giải quyết:Kí duyệt 
 Ngày: 18/02/2019
Nguyễn Đồng Trường
BÀI 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
	I....theo từng nhóm lớp:
- Khá – giỏi: Trình bày đặc điểm của số dân nước ta.
- Trung bình: Nước ta có đặc điểm về tổng số dân và vị trí trên thế giới như thế nào?
- Yếu – Kém: 
+ Năm 2002, số dân nước ta là bao nhiêu? 
+ Với số dân nước nó nước ta xếp hạng thứ mấy trên thế giới? 
+ Xét về diện tích thi nước ta xếp hạng bao nhiêu?
* Giáo viên đưa ra câu hỏi tích hợp: Là học sinh em cần làm gì để tìm hiểu thêm thông tin về các kiểu khí hậu của các quốc gia khác trên thế giới?
HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi:
- 79,9 triệu người.
- 14.
- 58.
- Học sinh thảo luận và trả lời.
I. Số dân:
- Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người.
- Nước ta đứng thứ 14 về dân số và thứ 58 về diện tích trên thế giới.
	* Kiến thức thứ 2: Gia tăng dân số.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 15 phút.	
	- Mục đích của hoạt động: hình thành kiến thức về gia tăng dân số.
	- Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Sản phẩm
* Giáo viên yêu cầu HS quan sát biểu đồ hình 2.1 trang 7 SGK Địa Lí 9, yêu cầu học sinh: Em hãy nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh.
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung SGK và tiến hành đặt ra các câu hỏi theo từng nhóm lớp:
- Khá – giỏi: 
+ Trình bày đặc điểm về sự gia tăng dân số ở nước ta.
+ Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì?
+ Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.
- Trung bình:
+ Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
+ Hiện nay tỉ suất sinh của nước ta như thế nào?
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên đang tăng hay giảm? Tỉ lệ này có khác nhau giữa các vùng miền hay không?
- Yếu – kém: 
+ Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu vào thời gian nào?
+ Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta kết thúc vào thời gian nào?
+ Hiện nay tỉ suất sinh của nước ta như thế nào?
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên đang tăng hay giảm? Tỉ lệ này có khác nhau giữa các vùng m

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_li_lop_9_tuan_1_den_tuan_4_nam_hoc_2020_2021.docx