Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Chương trình cả năm

ĐỊA LÍ VIỆT NAM (Tiếp theo)

II. ĐỊA LÍ DÂN CƯ

TIẾT 2

Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

I. Mục tiêu 

   1. Kiến thức :

   - Nêu được một số đặc điểm về dân tộc 

   - Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống  đoàn  kết 

   - Nước ta có 54 dân tộc mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng. Dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam.  Trình bày tình hình phân bố các dân tộc nước ta 

   2. Kỹ năng :

      - Rèn kĩ năng xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc

      - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu, bản đồ về dân cư,thu thập thông tin về một số dân tộc 

   3. Thái độ:

        Giáo dục tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước.

II. Chuẩn bị 

   1. Giáo viên :  Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam . Bộ tranh ảnh về Đại gia đình dân tộc Việt Nam.

   2. Học sinh: Sưu tầm một số tranh ảnh, phong tục tâp quán của một số dân tộc   

doc 144 trang Hòa Minh 07/06/2023 2360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Chương trình cả năm

Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Chương trình cả năm
 kể 1 số hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh chúng ta? 
- CH: Như vậy, nội dung của môn địa lý 9 giúp ta hiểu biết về những vấn đề gì?
- CH: Để học được bộ môn này cần phải có phương tiện gì?
- HS: Bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh ...
- GV: Không có các phương tiện, thiết bị trên thì việc học tập môn địa lí sẽ rất khó khăn.
* Hoạt động 2
Cần học môn địa lí như thế nào
- GV: Để học tập tốt môn địa lí 9 thì chúng ta cần phải học tập như thế nào?
- Trong qúa trình học môn địa lý ta cần phải quan sát các sự vật, hiện tượng địa lý ở đâu?
- HS: Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, SGK 
- GV: Liên hệ thực tế.
- GV: Sau khi học xong chương trình địa lí 9, các em có thể vận dụng vào giải thích được các sự vật, hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh chúng ta.
- CH: Em hãy cho một vài ví dụ về hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh chúng ta ?
- GV: Nhận xét, chuẩn xác kiến thức.
(18’)
(19’)
1. Nội dung của môn địa lý
 lớp 9 
- Nắm được dân cư như cộng đồng các dân tộc Việt Nam , dân s... động của thầy và trò 
T g
Nội dung
* Hoạt động 1:Tìm hiểu các dân tộc ở Việt Nam 
-> GV: Hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh 
Bảng 1.1: Dân số phân theo thành phần dân tộc (sắp xếp theo số dân) ở Việt Nam năm 1999 (đơn vị: nghìn người)
- CH: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Nêu vài nét khái quát về dân tộc kinh và các dân tộc ít người
- CH: Các dân tộc khác nhau ở mặt nào? Cho ví dụ? 
- CH: Quan sát H1.1 biểu đồ cơ cấu dân tộc nhận xét?
- CH: Dân tộc nào có số dân đông nhất? chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Phân bố chủ yếu ở đâu? Làm nghề gì?
- CH: Các dân tộc ít người phân bố ở đâu? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?
- CH: Kể tên một số sản phẩm tiêu biểu của dân tộc ít người mà em biết? 
Dệt thổ cẩm Thái ,Gốm chăm.đường thốt nốt ,khảm bạc Khơ me,ghế trúc Tày...) 
- CH: Quan sát hình 1.2 em có suy nghĩ gì về lớp học ở vùng cao không? 
- CH: Kết tên một số vị lãnh đạo cao cấp của Đảng mà em biết ?
-> GV chú ý phân tích và chứng minh về sự bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong quá trình phát triển đất nước. Những Việt kiều đang sống ở nước ngoài.Thành phần giữa các dân tộc có sự chênh lệch
* Hoạt động 2: Phân bố các dân tộc 
 - CH: Quan sát lược đồ phân bố các dân tộc Việt Nam H1.3 cho biết dân tộc Việt (kinh) phân bố chủ yếu ở đâu? 
- CH: Hiện nay sự phân bố của người Việt có gì thay đổi nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi (chính sách phân bố lại dân cư và lao động, phát triển kinh tế văn hoá của Đảng)
- CH: Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền địa hình nào? (thượng nguồn các dòng sông có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên có vị trí quan trọng về quốc phòng.)
- Trung du và miền núi phía Bắc : Trên 30 dân tộc ít người.
- Khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người: Ê-đê Gia rai, Mnông.
- Duyên hải cực nam Trung Bộ và Nam Bộ có dân tộc Chăm, Khơ me, Hoa 
- CH: Theo em sự phân bố các dân tộc hiện nay như thế nào?( đã có nhiều thay đổi)
*Liên hệ: Cho biết em thuộc dân tộc nào, dân tộc em đứng thứ mấ...có suy nghĩ gì về thứ tự diện tích và dân số của Việt Nam so với thế giới?
- DS Việt Nam năm 2016 : 92,7 Tr người xếp thứ 8 so với Châu Á, xếp thứ 3 ĐNÁ.( Sau Singapo và brunei)
- MĐDS: cao gấp 5,2 lần so với thế giới, cao thứ 3 so với thế giới .
- Năm 1999 dân số nước ta 76,3 triệu người. Đứng thứ 3 ở ĐNÁ.
- Diện tích lãnh thổ nước ta đứng thứ 58 trên thế giới, dân số đứng thứ 14 trên thế giới
* Hoạt động 2: Gia tăng dân số 
- CH: Quan sát biểu đồ (hình 2.1), nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta? 
- CH: Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng? nhanh?( mới giảm gần đây)
- GV: Gợi ý Quan sát và nêu nhận xét về sự thay đổi số dân qua chiều cao của các cột để thấy dân số nước ta tăng nhanh liên tục.
- CH: Quan sát lược đồ đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên để thấy sự thay đổi qua từng giai đoạn và xu hướng thay đổi từ năm 1979 đến năm 1999, Giải thích nguyên nhân thay đổi?
- CH: Nhận xét mối quan hệ giữa gia tăng tự nhiên, gia tăng dân số và giải thích?
- CH: Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? (khó khăn việc làm, chất lượng cuộc sống, ổn định xã hội, môi trường)
 - CH: Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.(nâng cao chất lượng cuộc sống)
- CH: Hiện nay tỉ lệ sinh, tử của nước ta như thế nào? Tại sao? (tỉ lệ sinh giảm. Tuổi thọ tăng)
- 1999 tỉ lệ gia tăng tự nhiên nước ta là 1,43%
- CH: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa thành thị và nông thôn, miền núi như thế nào? (Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở thành thị và khu công nghiệp thấp hơn nhiều so với nông thôn, miền núi)
- CH: Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất, thấp nhất, các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn trung bình cả nước. ?
Giải thích.(cao nhất Tây Nguyên, Tây Bắc vì đây là vùng núi và cao nguyên)
*Hoạt động 3: Cơ cấu dân số 
- CH: Căn cứ số liệu ở bảng 2.2 Nhận xét cơ cấu nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 1999? đặc biệt là nhóm 0-14 tuổi. - CH: Nêu dẫn c

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_ly_lop_9_chuong_trinh_ca_nam.doc