Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kì I
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức - Nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất. 2. Kĩ năng - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể. - Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ ,… - Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân 4. Thái độ - Có ý thức giao tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích để đạt hiệu quả giao tiếp. Các nội dung tích hợp * Giáo dục kĩ năng sống: - Ra quyết định: lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại theo những mục đích giao tiếp của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng các phương châm hội thoại. * Giáo dục đạo đức: lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước thông qua yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc, qua việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. |
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kì I

: Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * Giáo viên: + Đọc kĩ SGK, SGV, Bình giảng ngữ văn 9, tài liệu ( Tranh ảnh, bài viết về lối sống của Bác- “Làm theo tấm gương đạo đức HCM”, “Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ”, “HCM Gương Người sáng mãi”. + Chân dung tác giả, phiếu học tập. * Học sinh: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, tham khảo bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, soạn bài theo gợi ý của SGK. C. PHƯƠNG PHÁP * Phương pháp: Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm * Kĩ thuật dạy học: Động não, Trình bày một phút, Hỏi và trả lời, Giao nhiệm vụ.... D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1 Ổn định tổ chức lớp:(1 phút) Ngày giảng Lớp Sĩ số(vắng) 9a1 9a2 2 Kiểm tra bài cũ:(2 phút) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà. 3 Bài mới: ò Hoạt động khởi động - Thời gian: phút - Mục tiêu: Tạo tâm thế và đị...nh của văn bản? + Thuyết minh. * Giáo viên: Văn bản mang ý nghĩa cập nhật và ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người VN, nhất là lớp trẻ. Chính vì thế Ban chỉ đạo Trung ương đã triển khai thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày 22-10-2007. ? Chỉ ra bố cục của văn bản? + Phần 1: Từ đầu -> "rất hiện đại": Vẻ đẹp trong phong cách của Bác + Phần 2: Còn lại: Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác ? Nhận xét gì về bố cục của văn bản? + Rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ *Học sinh theo dõi phần 1(sö dông c¸c KN tù nhËn thøc+ KN thÓ hiÖn sù tù tin+Kn giao tiÕp+ KN t duy s¸ng t¹o+ KN ra quyÕt ®Þnh+KN ®Æt môc tiªu) ? Ở phần 1, tác giả giới thiệu như thế nào về phong cách văn hoá của Bác Hồ? + Bác Hồ tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới cả phương Đông, phương Tây. ? Bác Hồ tiếp xúc với văn hoá nhân loại trong điều kiện nào? * Giáo viên gợi dẫn sinh nhắc lại kiến thức lịch sử về quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác. * Giáo viên bổ sung: Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng ( Sài Gòn). Người làm phụ bếp trên 1 con tàu của Pháp. Người đã ghé lại nhiều hải cảng, thăm nhiều nước Châu Phi, Á, Mỹ, đã sống dài ngày ở Anh. HCM đã từng đi khắp 5 châu 4 biển, lao động kiếm sống và học tập khắp mọi nơi trên thế giới, tiếp xúc đủ mọi dân tộc, chủng tộc của các màu da: vàng, đen, trắng, đỏ...Lúc Người làm nghề bồi bàn, cuốc tuyết, làm nghề rửa ảnh. CLV trong bài thơ "Người đi tìm hình của nước" đã viết: " Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể Người đi hỏi khắp bóng cờ Châu Mĩ, Châu Phi Những đất tự do, những trời nô lệ Những con đường cách mạng đang tìm đi" ? Đi nhiều, tiếp xúc nhiều với văn hoá nhân loại thì vốn văn hoá của Bác như thế nào? + Sâu rộng ( uyên thâm) ? BiÓu hiện nào chứng tỏ Bác có vốn văn hoá sâu rộng?(H khá) + Bác nói và viết thạo nhiều tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, N...hí Minh " ( Bình luận) + " Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá" (Nhận định) +" Nhưng điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc VHDT không gì lay chuyển được ở Người để trở thành 1 nhân cách rất VN.... hiện đại" (B. luận) -> Nghệ thuật và đối lập: hết sức giản dị, gần gũi ? Em có nhận xét gì về phong cách văn hóa của Bác? ? Em hiểu “ Những ảnh hưởng quốc tế và cái gốc văn hoá dân tộc ở Bác có nghĩa là gì? + Bác tiếp thu các giá trị văn hoá của nhân loại nên văn hoá của Bác mang tính nhân loại. + Bác giữ vững các giá trị văn hoá nước nhà nên văn hoá của Bác mang đậm bản sắc dân tộc. * Học sinh thảo luận nhóm bàn câu hỏi sau: ? Em hiểu như thế nào về sự nhào nặn của 2 nguồn văn hoá quốc tế và dân tộc của Bác? + Đó là sự đan xen, kết hợp, bổ sung, sáng tạo hài hòa 2 nguồn văn hóa nhân loại và dân tộc trong tri thức văn hóa Hồ Chí Minh => Tinh hoa Hồng lạc đúc lên người, tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm nên phong cách Hồ Chí Minh. * Giáo viên: Nói cách khác, chỗ độc đáo, kỳ lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa những phong cách rất khác, thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh. Đó là truyền thống vừa hiện đại, Phương Đông và Phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị. Đó là sụ kết hợp và sự thống nhất hài hòa bậc nhất trong lịch sử dân tộc VN từ xưa đến nay. Một mặt, tinh hoa Hồng Lạc nên Người, nhưng mặt khác, tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm nên phong cách Hồ Chí Minh. ? Đoạn văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? + So sánh, liệt kê, kết hợp bình luận. ? Theo em, các phương pháp thuyết minh đó đã đem lại hiệu quả gì cho phần bài viết này? + Đảm bảo tính khách quan cho nội dung được trình bày: Đó là văn hoá Hồ Chí Minh. + Khơi gợi ở người đọc cảm xúc tự hào, tin tưởng. ? Từ " điều kỳ lạ" đó ở Hồ Chí Minh, chúng ta rút ra được bài học gì trong sự hội nhập với thế giới hiện nay?( H giỏi- Kĩ năng sống- Đánh giá năng lực) + Học tập Bá
File đính kèm:
giao_an_mon_ngu_van_lop_9_hoc_ki_i.doc