Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24 - Năm 2020

MÙA XUÂN NHO NHỎ

(Thanh Hải)

I. Mục tiêu: 

  1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ:

KT: - Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.

  - Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.

  - Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chinh.

KN : - Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

  - Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.

TĐ: Có tinh thần yêu quê hương, yêu cuộc sống, sống có lý tưởng. 

2. Phẩm chất năng lực cần hình thành:

Năng lực ngôn ngữ, cảm thụ văn học, hợp tác, giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên:

- Tìm hiểu kỹ văn bản, chuẩn bị kiến thức, soạn bài.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.

doc 25 trang Hòa Minh 07/06/2023 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24 - Năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24 - Năm 2020

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24 - Năm 2020
inh. (3p)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động (3p)
Mục tiêu : Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp : Thuyết trình
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới (30p)
Mục tiêu : HS nắm được vài nét về tác giả, thể loại và xuất xứ của văn bản.
Phương pháp : Vấn đáp , thảo luận.
Điều chỉnh:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả ?
GV : Thanh Hải là nhà thơ cách mạng, tham gia cả hai cuộc kháng chiến. Trong những năm tháng khó khăn nhất của cách mạng miền Nam, những bài thơ của Thanh Hải như Mồ anh hoa nở 1956), Cháu nhớ Bác Hồ sgk Tiếng Việt 2/2) đã cùng với những tiếng thơ khác của văn học cách mạng miền Nam vượt lên sự khủng bố tàn bạo của kẻ thù, khẳng định niềm tin vào chiến thắng của cách mạng và nhân dân HCM, Tố Hữu, Xuân Thủy, Sóng Hồng, - những nhà... , phấn chấn -> Thiết tha trầm lắng. 
? Chỉ ra mạch cảm xúc bài thơ , từ đó cho biết bố cục của bài ?
- Bài thơ bắt đầu bằng những cảm xúc trực tiếp, hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Từ đó mở rộng ra là hình ảnh mùa xuân của đất nước vừa cụ thể, vừa khái quát. Từ cảm xúc, mạch thơ chuyển sang biểu hiện suy nghĩ, ước nguyện của nhà thơ được nhập vào bản hòa ca cuộc đời “một nốt trầm xao xuyến” của riêng mình, một “mùa xuân nho nhỏ” góp vào mùa xuân lớn . Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. 
+ P1 : Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời. 
+ P2 : Cảm xúc về mùa xuân đất nước. 
+ P3 : Suy nghĩ, ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
+ P4 : Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. 
? Trong bài thơ tác gải đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ? 
- Miêu tả, biểu cảm. Miêu tả để biểu cảm.
Nghe 
Đọc bài thơ, chú thích
Trả lời
Trả lời, ghi
Trả lời
II. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN
- Đại ý : sgk/ 57
- Thể thơ : 5 chữ tự do 
- Bố cục : 4 phần : 
+ P1 : Khổ thơ 1 
+ P2 : Khổ thơ 2, 3 
+ P3 : Khổ thơ 4, 5 
+ P4 : Khổ thơ cuối 
Hoạt động 3: Luyện tập (3p)
Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện. 
Phương pháp : Thuyết trình, ... 
Điều chỉnh:
? Trong bài thơ, em thích nhất khổ thơ nào ? Điều mà em cảm nhận được từ khổ thơ đó là gì ?
Trả lời
V. LUYỆN TẬP
Hoạt động 4: Vận dụng. (2p)
- Mục tiêu: Vận dung kiến giải quyết vấn đề.
- Phương pháp: thảo luận.
Cái hay, cái đẹp trong lời thơ này được thể hiện như thế nào?
Thảo luận
Hoạt động5: Tìm tòi mở rộng. (1p)
- Mục tiêu: Mở rộng kiến thức cho học sinh.
- Phương pháp: thảo luận.
Cho HS nghe bài hát Một mùa xuân nho nhỏ – Nhạc Trần Hoàn, thơ Thanh...Dòng sông xanh ; Bông hoa tim biếc 
- Âm thanh: Tiếng chim chiền chiện sơn ca) hót vang trời.
- Giọng điệu: ơi, hót chi mà
? Những chi tiết đó có tác dụng gợi tả một khung cảnh mùa xuân như thế nào ?
Chỉ bằng vài nét phác họa nhưng nhà thơ đã vẽ ra được cả một không gian cao rộng với dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la), cả sắc màu tươi thắm của mùa xuân sông xanh, hoa tím biếc - màu tím đặc trưng của xứ Huế), cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện hót vang trời) => Mùa xuân với những sắc màu lung linh cùng âm thanh rộn rã.
? Có những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong khổ thơ đầu ? 
Miêu tả : những hình ảnh của mùa xuân thiên nhiên : sông, hoa, chim.
Biểu cảm : cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên.
GV : - Biện pháp đảo ngữ -> gợi sức sống mãnh liệt của mùa xuân 
 Mọc giữa dòng sông xanh -> Bức tranh mùa xuân xứ Huế giản dị nhưng đẹp, có hồn, căng đầy sức sống.
? Trong khổ thơ đầu, câu thơ nào thể hiện cảm xúc của tác giả trước cảnh đất trời vào xuân ?
 Từng giọt long lanh rơi 
 Tôi đưa tay tôi hứng 
? Em hiểu hai câu thơ cuối như thế nào ? Cảm xúc của tác giả ở đây là gì ?
Có hai cách hiểu : Từng giọt là giọt mùa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân ; nhưng còn có thể hiểu hai câu này gắn với hai câu trước : nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim. Hiểu theo cách hai thì ở đây có sự chuyển đổi cảm giác : tiếng chim từ chỗ là âm thanh cảm nhận được bằng thính giác chuyển thành từng giọt có hình khối, cảm nhận được bằng thị giác. Từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng, màu sắc có thể cảm nhận được bằng cả xúc giác “Tôi đưa tay tôi hứng”. Hiểu theo cách này thì câu thơ có nghệ thuật hơn, nhưng cũng có vẻ cầu kì. => Hai câu thơ thể hiện niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_24_nam_2020.doc