Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 4
Văn bản
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
* Kiến thức
- Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì.
- Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì.
- Hiện thực về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
- Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.
* Kĩ năng:
- Vận dụng kiến đã học để đọc - hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.
- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
- Kể lại được truyện
* Thái độ:
Cảm thông trước số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mĩ, giao tiếp và hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo viên: Giáo án.
- Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi trong SGK.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 4

ng lực tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mĩ, giao tiếp và hợp tác. II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi trong SGK. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ - Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” nêu lên những vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai như thế nào? Nêu ý nghĩa của văn bản? - Truyện “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ được đánh giá là áng “thiên cổ kì bút” có giá trị nhân đạo sâu sắc mà nhân vật chính là những người phụ nữ có đức hạnh khát khao cuộc sống bình yên, hạnh phúc nhưng bị các thế lực tàn bạo và lễ giáo pk khắc nghiệt xô đấy vào cảnh ngộ éo le oan khuất. Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” sẽ thể hiện ró điều đó. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học *Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. MTCHĐ: HS hiểu đôi nét về tác giả, tác phẩm. - GV: Em hãy nêu những nét chính về ... về nàng qua lời đó? Khi xa chồng Vũ Nương thể hiện phẩm chất tốt đẹp nào? - HS: Phát biểu - GV: Khi bị chồng nghi oan nàng đã giải bày như thế nào? GV: Khóc lóc, phân trần, đau đớn tuyệt vọng GV: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong việc xây dựng nhân vật ở từng hoàn cảnh cụ thể ? GV: Gợi ý - Khi xa chồng, nỗi nhớ thương chồng của Vũ Nương đã được miêu tả cụ thể trong câu văn nào? Em nhận xét gì về cách diễn đạt trong câu văn này ? - HS: Chi tiết chọn lọc, câu văn biền ngẫu, hình ảnh ước lệ - GV: Tính cách nhân vật Vũ Nương được miêu tả trực tiếp qua hành động, lời nói của nàng đồng thời tính cách của nàng còn bộc lộ gián tiếp qua lời đánh giá của nhân vật nào? - HS: Mẹ chồng, hàng xóm. - GV: Nêu ý nghĩa những lời tự bạch của Vũ Nương ? - HS: Bao dung, nặng lòng với gia đình - GV: Em có cảm nhận gì về nhân vật này ? - HS: Hết lòng với gia đình GV: Bằng những hình ảnh, chi tiết nào giúp em cảm nhận được nhân vật này ? HS: Hình ảnh ước lệ, chi tiết chọn lọc và lời thoại. 2. -GV: Nếu như Vũ Nương là một chân dung có nhiều nét đẹp thì Trương Sinh là một người có hình ảnh như thế nào? -HS: Độc đoán, đa nghi -GV: Trong câu chuyện em hãy tìm chi tiết gây ra nỗi oan đồng thời giải oan cho Vũ Nương ? - HS: Chiếc bóng - GV: Chi tiết cái bóng xuất hiện mấy lần? Nêu giá trị nghệ thuật của chi tiết này? - HS: Trả lời * GV giảng thêm về nguyên nhân sâu xa của truyện: chiến tranh phi nghĩa - GV: Qua cái chết của Vũ Nương em cảm nhận gì về số phận của người phụ nữ và có ý nghĩa gì? - HS: Số phận bất hạnh. Nguyên nhân gián tiếp vì chiến tranh phong kiến. Xã hội quan niệm hà khắc không chấp nhận khả năng lầm lỡ của con người, đẩy Vũ Nương (người phụ nữ) đến chỗ chết ð ước vọng cuộc sống bình yên không được chấp nhận - GV: Qua cái chết của Vũ Nương tác giả đã thể hiện thái độ gì? - HS phát biểu GV: đây cũng chính là ý nghĩa của truyện - GV: Theo dõi phần kết của truyện, em h...ạn lục”, tác phẩm văn xuôi chữ Hán. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích - Đọc - Chú thích 3. Bố cục: Gồm 3 phần - Phần 1: Từ đầu đến cha mẹ đẻ mình (Vẻ đẹp của Vũ Nương). - Phần 2: Tiếp theo đến đã qua rồi (Nỗi oan và cái chết bi thảm của Vũ Nương). - Phần 3: phần còn lại (Ước mơ của nhân dân) II. Tìm hiểu văn bản 1. Vẻ đẹp của Vũ Nương - Trong cuộc sống vợ chồng: giữ gìn khuôn phép, không để thất hòa... - Khi tiễn chồng đi lính: “Chẳng mong áo gấm phong hầu, ... chỉ xin ngày về hai chữ bình yên” - Khi chồng đi lính: + Đối với mẹ chồng, thuốc thang, lễ bái, khuyên lơn, ma chay tử tế → hiếu thảo + Đối với chồng: nhớ mong ... → thủy chung. + Đối với con: hết lòng nuôi dạy ... - Khi bị chồng nghi oan: khóc lóc, phân trần, đau đớn tuyệt vọng → tự vẫn * Với những chi tiết chọn lọc, câu văn biền ngẫu, hình ảnh ước lệ, nhiều lời thoại và lời tự bạch cho ta thấy Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, hiền thục, bao dung hết lòng vì gia đình → truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. 2. Nỗi oan khuất của Vũ Nương và thái độ của tác giả * Nguyên nhân - Sự đa nghi của Trương Sinh, cư xử độc đoán, hồ đồ → Hiện thân của chế độ gia trưởng phong kiến. - Tình huống bất ngờ: Lời nói của đứa trẻ thơ ngây, chứa đầy những thông tin. - Hình ảnh: Chiếc bóng trên tường - Cách cư xử hồ đồ và độc đoán của Trương Sinh →trở thành một kẻ vũ phu thô bạo → cái chết hoang nghiệt cho Vũ Nương. * Thái độ của tác giả: Bi kịch của Vũ Nương là một lời phê phán sự ghen tuông mù quáng, đồng thời ngợi ca người phụ nữ tiết hạnh. 3. Yếu tố kì ảo - Yếu tố kì ảo: + Phan Lang vào động rùa của Linh Phi gặp Vũ Nương và được xứ giả đưa về dương thế. + Vũ Nương hiện về ở bến Hoàng Giang lúc ẩn, lúc hiện. - Yếu tố thực: + Sông Hoàng Giang. + Đền thờ Vũ Nương. * Thế giới kì ảo trở nên gần gũi với đời thực. Nói lên ước mơ ngàn đời của nhân dân về sự công bằng. III. Tổng kê
File đính kèm:
giao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_4.doc