Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức:
+ Giải thích được khi đất thoáng, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và muối khoáng.
+ Trình bày được hơi nước thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí
- Kĩ năng: Biết cách làm thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước
- Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ cây xanh.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực giải quyết vấn để và sáng tạo, tìm tòi
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Thí nghiệm, tranh
- Học sinh: Xem lại kiến thức cũ, soạn bài mới.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi SGK
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động tìm hiểu thực tiển
- Tên hoạt động: Giới thiệu bài mới
- Mục tiêu của hoạt động: Kích thích sự tò mò về kiến thức bài mới ở học sinh
- Cách tiến hành hoạt động:
GV nêu: Rễ hút nước và muối cho cho cây. Vậy nước vào cây sẽ đi đâu?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020

o cây. Vậy nước vào cây sẽ đi đâu? Hoạt động 2. Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung cần đạt * Kiến thức 1: Tìm hiểu thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu? * Mục tiêu: Nhận xét kết quả, so sánh lựa chọn TN chứng minh đúng nhất. * Cách tiến hành hoạt động - GV: Cho học sinh đọc dự đoán - GV: Sử dụng H 24.1a, yêu cầu học sinh mô tả lại thí nghiệm. - HS: HS mô tả lại thí nghiệm H24.1a . - GV: Sử dụng H24.1b - Hỏi: Có hiện tượng nào xảy ra sau 1 giờ? - HS: Thành túi nilông cây có lá bị mờ. - GV: Kết luận - Hỏi: Qua thí nghiệm em có nhận xét gì? - HS: Lá đã thoát hơi nước - GV: Kết luận - GV: Sử dụng H 24.2, yêu cầu học sinh trình bày thí nghiệm - HS trình bày - Hỏi: Kết quả thí nghiệm như thế nào? - HS: Lọ A mực nước giảm và nhẹ hơn lọ B. - GV: Kết luận - Hỏi: Qua thí nghiệm em có kết luận gì? - HS: Rễ hút nước vào cây và lá thoát hơi nước ra ngoài - GV: Kết luận - GV: Theo em thí nghiệm của nhóm nào đã kiểm tra được... 3. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá? Các điều kiện ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của lá: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí. Hoạt động 3. Hoạt động luyện tập: * Tên hoạt động: Củng cố kiến thức * Mục tiêu của hoạt động: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học * Cách tiến hành hoạt động: GV nêu câu hỏi cho HS trả lời (lấy điểm miệng) - Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây? Hoạt động 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng(nếu có). 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp - Về nhà học bài theo câu hỏi SGK. - Xem trước bài: Biến dạng của lá IV. Kiểm tra đánh giá - Tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn. - Giáo viên đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học V. Rút kinh nghiệm ................ Tuần: 14 Ngày soạn: 02/11/2019 Ngày dạy: /11/2019 Tiết: 28 BÀI 25: BIẾN DẠNG CỦA LÁ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức: Nêu được các dạng lá biến dạng (thành gai, tua cuốn, lá dự trữ, lá bắt mồi) theo chức năng và do môi trường. - Kĩ năng: Quan sát và nhận biết các loại lá biến dạng - Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ và chăm sóc cây xanh 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực giải quyết vấn để và sáng tạo, khả năng hoạt động nhóm, cá nhân II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Mẫu vật, tranh theo yêu cầu bài. - Học sinh: Sưu tầm mẫu theo nhóm đã phân công, kẻ bảng SGK/85 vào vở III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (SGK) - Tên hoạt động: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới - Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại kiến thức cũ và kích thích sự tò mò về kiến thức bài mới ở HS - Cách tiến hành hoạt động a. GV nêu câu hỏi và gọi HS trả lời: H1: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp? H2: Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì? 3. Bài mới Hoạt động 1. Hoạt động tìm hiểu thực tiển - GV nêu vấn đề: Các em đã biết lá có...oại lá biến dạng nào? - Lá biến thành gai: Làm giảm bớt sự thoát hơi nước. (lá xương rồng) - Lá biến thành tua cuốn (hoặc tay móc): Giúp cây leo lên cao. (lá đậu Hà lan, lá mây) - Lá vảy: Bảo vệ cho chồi của thân rễ (dong ta) - Lá dự trữ: Chứa chất dự trữ cho cây (củ hành) - Lá bắt mồi: Bắt và tiêu hóa mồi (lá cây bèo đất) 2. Biến dạng của lá có ý nghĩa gì? Biến dạng của lá giúp cây thích nghi với điều kiện sống khác nhau. Hoạt động 3. Hoạt động luyện tập - Tên hoạt động: Củng cố kiến thức - Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học - Cách tiến hành hoạt động: GV nêu câu hỏi, học sinh trả lời + Có những loại lá biến dạng phổ biến nào ? Chức năng của mỗi loại lá ? + Hãy phát hiện thêm những cây khác ở địa phương em có lá biến dạng Hoạt động 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng(nếu có). 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp - Về nhà học bài, làm bài theo câu hỏi SGK - Xem trước bài mới: 26(sgk) IV. Kiểm tra đánh giá - Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì? Vì sao lá của một số loại cây xương rồng biến thành gai? - Có những loại lá biến dạng nào? Chức năng của mỗi lá là gì? - Giáo viên đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học V. Rút kinh nghiệm .............................................................................................................................................................................................................................................................................. TỔ TRƯỞNG KÍ DUYỆT TUẦN 14 Ngày 4/11/2019 Nguyễn Thị Mỹ Nương
File đính kèm:
giao_an_mon_sinh_hoc_lop_6_tuan_14_nam_hoc_2019_2020.docx