Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Tuần 28 - Trường THCS Vĩnh Thanh
Bài 52: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS
- Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
- Trình bày được quá trình hình thành được các phản xạ mới quá trình ức chế các phản xạ.
- Nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập một phản xạ có điều kiện.
- Nêu rõ ý nghĩa của các phản xạ này đối với đời sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự học, tự hoàn thiện.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp; xác định mục đích và phương thức hợp tác; xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân; đánh giá hoạt động hợp tác.
* Năng lực đặc thù môn học:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
- Năng lực khoa học.
3. Phẩm chất:
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
- Có ý thức học tốt môn học.
- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Tuần 28 - Trường THCS Vĩnh Thanh

báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết. - Có ý thức học tốt môn học. - Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu: Giáo viên: - Hình 52-1. Phản xạ định hướng với ánh đèn. - Hình 52-2. Phản xạ tiết nước bọt đối với thức ăn. - Hình 52-3. Thành lập PXCĐK tiết nước bọt khi có ánh đèn. - Bảng phụ. - Thước kẽ. - Giáo án, sách giáo khoa, sách tham khảo. 2. Học sinh: - Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp. - Dụng cụ học tập. III. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thực tiễn * Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Tổ chức thực hiện Nội dung Sản phẩm - GV đặt vấn đề: Trong bài 6 các em đã nắm được khái niệm về phản xạ. Nhiều phản xạ khi sinh ra đã có, cũng có những phản xạ phải học tập mới có được. Vậy phản xạ có những loại nào? Làm thế nào để phân biệt được chúng? Muốn hình thành hoặc xóa bỏ phản xạ thì làm nh...h thích bất kì với một PXCĐK muốn thành lập. →Ta bỏ dần các kích thích có điều kiện, dần dần kích thích này trở nên vô nghĩa. →+ Muốn duy trì PXCĐK phải thường xuyên củng cố kích thích có điều kiện. Nếu không được củng cố, dần dần PXCĐK sẽ mất do ức chế (không có kích thích có điều kiện). + Muốn thành lập PXCĐK mới, ta lại bắt đầu bằng sự kết hợp giữa các kích thích bất kỳ với một PXCĐK muốn thành lập,... - HS lắng nghe. II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện: 1. Hình thành phản xạ có điều kiện: Do sự kết hợp giữa các kích thích bất kì với kích thích của một PXCĐK muốn thành lập. Kích thích có điều kiện phải tác động trước vài giây so với kích thích của PXKĐK. Quá trình đó phải được lập lại nhiều lần và phải thường xuyên củng cố. 2. Ức chế phản xạ có điều kiện: Ta bỏ dần các kích thích có điều kiện, dần dần kích thích này trở nên vô nghĩa. Hoạt động 2.3: So sánh các tính chất của PXKĐK với PXCĐK * Mục tiêu: HS so sánh được các tính chất của PXKĐK với PXCĐK - GV yêu cầu HS dựa vào VD ở mục I và II, thảo luận nhóm để so sánh các tính chất của PXKĐK với PXCĐK. - GV gọi đại diện nhóm hoàn thành bảng. - GV nhận xét, kết luận. - HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng so sánh. - Đại diện nhóm hoàn thành bảng. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nhe. III. So sánh các tính chất của PXKĐK với PXCĐK: Bảng 52-2. So sánh tính chất của PXCĐK và PXKĐK Tính chất của PXKĐK Tính chất của PXCĐK 1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện 1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện 2. Bẩm sinh 2. Được hình thành trong đời sống 3. Bền vững 3. Dễ mất đi khi không củng cố 4. Có tính chất di truyền mang tính chất chủng loại 4. có tính chất cá thể không di truyền 5. Số lượng hạn chế 5. Số lượng không hạn chế 6. Cung phản xạ đơn giản 6. Hình thành đường liên hệ tạm thời 7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống 7 Trung ương nằm ở vỏ não - GV lưu ý: + PXKĐK và PXCĐK có nhiều điểm khác nhau, song lại liên quan chặt... kích thích không điều kiện. D. Tất cả các phương án còn lại. Câu 8. Phản xạ có điều kiện có ý nghĩa như thế nào trong đời sống con người? A. Có tính linh hoạt cao, giúp con người dễ dàng thay đổi thói quen để thích nghi với điều kiện sống mới. B. Mang tính bền vững, giúp con người giữ được các phẩm chất đã được hình thành qua thời gian dài sinh sống. C. Có tính chất cá thể, tạo ra sự đa dạng sinh học trong nội bộ loài người. D. Tất cả các phương án còn lại. Câu 9. Ai là người đầu tiên xây dựng một thí nghiệm quy mô về sự hình thành phản xạ có điều kiện ở loài chó? A. C. Đacuyn. B. G. Simson. C. I.IV. Paplôp. D. G. Menđen. Câu 10. Phản xạ nào dưới đây không phải là phản xạ có điều kiện? A. Run lập cập khi giáo viên gọi lên bảng khảo bài. B. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả xấu. C. Vã mồ hôi khi ăn đồ chua. D. Bỏ chạy khi nhìn thấy rắn. - GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng. - HS lắng nghe. Đáp án: 1B, 2A, 3A, 4B, 5B, 6A, 7C, 8A, 9C, 10C. 4. Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện Tào Tháo với rừng mơ và Mèo của Trạng Quỳnh. Vì sao quân sĩ hết khát và nhà Chúa chịu mất mèo? - GV nhận xét, bổ sung → kết luận. - GV yêu cầu HS về nhà học bài; trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sgk/169; xem mục ”Em có biết“ sgk/169; xem trước bài mới (Bài 53). → Dự kiến HS trả lời: Vì quân sĩ nghe nói tới quả mơ chua thì chảy nước vải nên cảm thấy không còn khát nữa, còn mèo của trạng Quỳnh thấy bát thức ăn đầy xương cá thì chạy ngay đến ăn. - HS khác nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, thực hiện. →Vì quân sĩ nghe nói tới quả mơ chua thì chảy nước vải nên cảm thấy không còn khát nữa, còn mèo của trạng Quỳnh thấy bát thức ăn đầy xương cá thì chạy ngay đến ăn. Trường THCS Vĩnh Thanh Tổ: Sinh – Hóa – Địa Họ và tên giáo viên: Lê Chí Linh Bài 53: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI Môn học: Sinh học ; lớp: 8 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu:
File đính kèm:
giao_an_mon_sinh_hoc_lop_8_tuan_28_truong_thcs_vinh_thanh.doc