Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020

Bài 9:               NGUYÊN PHÂN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.

          a. Kiến thức: HS:

- Trình bày được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì ở tê bào.                                             

- Hs trình bày được nhữmg biến đổi cơ bản của NST trong các kỳ nguyên phân.

- Ý nghĩa nguyên phân đối với sự sinh trưởng cơ thể .                                                                           

          b. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát phân tích kênh hình.                                                                       

- Rèn kỹ năng hợp tác trong nhóm. 

          c. Thái độ : yêu thích môn học                                                           

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

          Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài:

          - Năng lực tự học, đọc hiểu, năng lực hợp tác nhóm.

          - Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.

docx 8 trang Hòa Minh 09/06/2023 2420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020
n
	 Tế bào của mỗi sinh vật có bộ NST đặc trung về hình dạng, số lượng. Tuy nhiên hình thái của chúng biến đổi qua các kỳ của chu kỳ tế bào.
 	Kiến thức 1: Biến đổi hình thái NST trong chu kỳ cùa tế bào:
 * Mục tiêu: Hs trình bày được biến đổi hình thái NST trong chu kỳ tế bào.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Gv cho hs nghiên cứu thông tin sgk, quan sát hình -> 9.1-> trả lời câu hỏi:
 + Chu kỳ tế bào gồm những giai đoạn nào ?
 + GV lưú ý thời gian ở kỳ trung gian.
- Cho hs quan sát hình 9.2 -> thảo luận:
 + Nêu sự biến đổi về hình thái NST.
 + Hoàn thánh bảng 9.1 (tr 27).
- Gv gọi hs lên làm bài tập trên bảng.
- Gv chốt lại kiến thức.
 + Tại sao NST đóng và duỗi có tính chất chu kì?
Hs nêu được 2 giai đoạn:
 + Kì trung gian
 + Quá trình nguyên phân.
- Các nhóm quan sát kỉ hình và thảo luận -> thống nhấ ý kiến .
 + NST có sự biến đổi hình thái:
Dạng đóng xoắn
Dạng duỗi xoắn
 + Hs ghi mức độ đóng và duỗi xoắn vào bảng 9.1
- Đại diện n...yên phân, hướng dẩn cho học sinh biết các dấu hiệu nhận biết diễn biến của các kì trong quá trình nguyên phân.
- Hs ghi nhớ thông tin.
Hs nêu được: tạo ra 2 tế bào con.
KQ: Từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.
Kiến thức 3: Ý nghĩa của nguyên phân
Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa nguyên phân đối với sự sinh trưởng cơ thể
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Cho hs thảo luận:
 + Do đâu mà số lượng NST tế bào con giống mẹ?
 + Trong nguyên phân số lượng tế bào tăng lên mà NST không đổi-> điều đó có ý nghĩa gì?
- GV có thể nêu ý nghĩa thự tiển trong giâm, chiếc, ghép.
- HS thảo luận nêu được -> NST nhân đôi 1 lân và chia đôi 1 lần.
-> Bộ NST của loài được ổn định. 
- Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể .
- Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ tế bào.
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập, thực hành:
Mục đích: hệ thống lại các kiến thức đã học
	 Yêu cầu học sinh đọc nghi nhớ sgk
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng và mở rộng
 	Mục đích: Vận dụng kiến đã học trả lời câu hỏi.
 NST đóng xoắn, duỗi xoắn ở kì nào?
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp:
 	Mục đích: Hướng dẫn HS các bước cần chuẩn bị cho bài mới
 - Học bài và trả lồi câu hỏi sgk.
 - Đọc trước bài 10.
 	 - Kẻ bảng 10 vào vở bài tập.
IV. Kiểm tra đánh giá
 -Ý nghĩa của nguyên phân?
VI. Rút kinh nghiệm:
..
Ngày soạn: 29 - 8- 2019 	 Tiết: 10 
 Ngày dạy: - 9- 2019 Tuần: 5.
Bài 10: GIẢM PHÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 	a. Kiến thức: HS:
 	- Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì. . 
 	- Nêu điểm khác nhau ở từng kì lần giảm khân I và giảm phân II. 
 	- Phân tích được sự kiện quan trọng liên quan đến cặp NST tương đồng. 
 	b . Kỹ năng:
- Phát triển tư duy lý luận( phân tích, so sánh) . 
 	- Rèn kỹ năng quan sát phân tích kênh hình .
 	c. Thái độ:
 Yêu thích môn học
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho họ...g ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào .
Kì sau
- Các cặp NST tương đồng phân ly độc lập vời nhau vê 2 cực của tế bào.
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm độngthành 2 NST đơn phân ly về 2 cực.
Kí cuối
Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới, số lượng đơn bội(kép)
Các NSt đơn nằm gọn trong nhân mới(số lượng là đơn bội)
*KQ:Từ 1 tế bào mẹ(2n NST) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang NST đơn bội(n NST).
Kiến thức 2: Ý nghĩa của giảm phân
Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của quá trình giảm phân
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 Nội dung
- Cho hs thảo luận: +Vì sao trong giảm phân các tế bào con lại có số lượng NST giảm đi 1 nữa?
- Gv nhấn mạnh :sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng -> đây là cơ chế tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp NST.
 + Nêu những điểm khác nhau cơ bản của lần giảm phân I và II.
- Hs nêu được : 3 lần phân bào liên tiếp -> NST nhân đôi 1 lần kì trung gian trước lần phân bào I.
- HS ghi nhớ thông tin -> tự rút ra ý nghĩa của giảm phân.
- HS sử dụng kiến thức ở bảng 10 để so sánh từng kì
 Tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội khác nhau vê nguồn gốc NST.
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập, thực hành:
Mục đích: Hệ thống lại các kiến thức đã học
	 Yêu cầu học sinh đọc nghi nhớ sgk
	Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng và mở rộng
 Mục đích: Vận dụng kiến đã học trả lời câu hỏi.
 	Trình bày diễn biến của NST trong giảm phân .
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp:
 	 Mục đích: Hướng dẫn HS các bước cần chuẩn bị cho bài mới
 	- Học bài theo bảng 10 đả hoàn chỉnh.
 	- Làm bài tập 3 sgk.
 	- Xem trước bài 11.
IV. Kiểm tra đánh giá
 Hoàn thành bảng sau:
 Nguyên phân
 Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.
- ..
- Tạo ratế bàocon có bộ NST như tế bào mẹ.
-..
- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.
- Tạo ra..tế bào con có bộ NST ..
 VI. Rút kinh nghiệm: 
Ngày 03 tháng 9 năm 2019
Kí duyệt tuần 5
 Nguyễn Thanh Kiều
..

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_9_tuan_5_nam_hoc_2019_2020.docx