Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 25

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:

- Đọc đúng và diễn cảm bài Phong cảnh đền Hùng.

- Hiểu được nội dung bài : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên ; nhận biết và hiểu được một số chi tiết trong bài; 

- Nghe viết đúng đoạn 3 bài Phong cảnh đền Hùng; Ôn lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và biết viết hoa những danh từ chung thể hiện sự tôn kính (đất Tổ)

- Nhận biết và sử dụng được cách liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ. 

- Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp gắn liền với di tích lịch sử của địa phương em. 

- Hình thành và phát triển phẩm chất yêu nước: Yêu vẻ đẹp thiên nhiên, yêu quê hương đất nước; bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên.

II. Đồ dùng:

- Máy tính

- Các slide tranh , ảnh cảnh đẹp đất nước, bản đồ hành chính Việt Nam.

- Các slide viết sẵn các đoạn văn phục vụ dạy viết chính tả, luyện từ và câu; dàn ý sơ lược đoạn văn (TLV)

III. Tiến trình dạy học:

docx 6 trang Bảo Đạt 26/12/2023 2180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 25

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 25
 văn phục vụ dạy viết chính tả, luyện từ và câu; dàn ý sơ lược đoạn văn (TLV)
III. Tiến trình dạy học:
Tiết 1: Bài tập đọc: Phong cảnh đền Hùng
1. Khởi động
- HS chia sẻ trước lớp tranh , ảnh về các di tích lịch sử của địa phương, của đất nước.
2. Khám phá- luyện tập
2.1. Giới thiệu 
* Giới thiệu chủ đề: 
Để có cuộc sống thanh bình như hôm nay đất nước ta phải trải qua thời kì dựng nước và giữ nước Hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu sang chủ đề mới : Nhớ nguồn: Chủ đề này gợi cho em những truyền thuyết quý báu của dân tộc ta và nhắc nhở chúng ta luôn giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống dân tộc.
* Giới thiệu bài 
2.2 Luyện đọc thành tiếng
- GV khuyến khích HS nêu cách đọc toàn bài. 
- GV: Bài chia làm mấy đoạn ?
- Cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn.
- Kết hợp luyện phát âm và giải nghĩa từ khó: Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngọc phả, chi, đất Tổ
+ GV dùng tranh ảnh để giúp học sinh hiểu thêm về nghĩa các từ cần chú giải
- Tổ chức đọc nối tiếp.
- Thi đo...? 
- GV nhận xét, nêu lại nội dung
- Cảnh Đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ.
- HS chỉ vị trí tỉnh Phú Thọ.
- HS theo dõi.
- HS suy nghĩ, chia sẻ trước lớp, lần lượt trả lời các câu hỏi GV nêu.
- HS nhận xét, ghi bài.
- Khóm hải đường – rực đỏ
- Cánh bướm – nhiều màu sắc
- Bên phải: đỉnh Ba Vì – vòi vọi
- Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững.
- Gợi tả dáng của một vật to lớn chắn ngang tầm nhìn.
- HS nêu: Phong cảnh thiên nhiên ở đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
- HS ghi bài.
- Đền Thượng, Lăng các vua Hùng, đỉnh Ba Vì, dãy Tam Đảo, núi Sóc Sơn, Ngã Ba Hạc, đền Trung, đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Giếng, giếng Ngọc.
- Quan sát.
- Núi Ba Vì: truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh; núi Sóc Sơn: truyền thuyết Thánh Gióng; đền Trung: sự tích bánh chưng, bánh giầy; đền Hạ: sự tích trăm trứng; cột đá thề: An Dương Vương.
- Lễ giỗ tổ Hùng Vương ngày 10/3 Âm lịch hàng năm.
- Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười.
- Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
- Tháng ba nô nức hội đền
Nhớ ngày giỗ Tổ bốn nghìn năm nay.
...
- HS nghe - ghi
- Nhắc nhở mọi người dù đi đâu, làm gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ. Nhớ đến cội nguồn dân tộc.
- HS nhận xét
- Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên.
- HS nghe – ghi lại ND
2.4. Luyện đọc diễn cảm 
- GV nhận xét và chốt lại cách đọc 
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm cả bài : Giọng trang trọng tha thiết.
- GV nhận xét.
- HS tìm cách đọc diễn cảm các đoạn.
- HS chia sẻ trước lớp
- HS nhận xét
- HS chọn đoạn và đọc nhẩm.
- 3-4 HS thi đọc diễn cảm( tuỳ chọn đoạn )
- HS nhận xét
2.5. Mở rộng
- Bài Phong cảnh đền Hùng thuộc thể loại văn gì? Kiểu bài gì ?
- Cảnh đền Hùng được miêu tả theo trình tự nào?
- Văn miêu tả. Kiểu bài tả cảnh.
- Cảnh đền Hùng được miêu tả theo trình tự không gian (tả từng phần của cảnh). 
- Dặn dò HS ...ượt các từ vào câu, và đọc lại câu văn sau khi đã thay.
- HSNX: Sau khi thay từ hai câu trên không còn gắn bó với nhau vì mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau. 
- Từ đền
- Việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu.
*GV chốt: Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn. Vì vậy trong bài văn, đoạn văn các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau. (Ghi nhớ 1)
- Để liên kết một câu với câu đứng trước nó ta có thể làm như thế nào ?
- Để liên kết một câu với câu đứng trước nó ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.(Ghi nhớ 2)
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
*GV khẳng định: Lặp từ ngữ là một trong những cách liên kết các câu trong bài.
2. Luyện tập
Bài 1 (tr72): Chốt từ đúng:
 a) trống đồng Đông Sơn.
 b) anh chiến sĩ và nét hoa văn
- HS đọc đề bài.
- HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
- HS khác nhận xét
Bài 2 (tr72)
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm VBT.
Gợi ý:
Đọc kĩ đoạn văn và điền từ thích hợp và chỗ trống, sau khi điền cần đọc lại đoạn văn xem đã phù hợp chưa.
- GV tổ chức chữa bài.
- HS đọc đề bài.
- HS làm VBT và phát biểu ý kiến.
- GV đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức cho HS:
- Vì sao em điền từ thuyền trong đoạn 1?
- Việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng gì?
-Từ chợ trong câu đầu của đoạn 2 vừa điền có tác dụng gì?
-Vì các câu trong đoạn văn cùng nói về 1 sự vật là chiếc thuyền
- Việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng liên kết chặt chẽ về nội dung giữa các câu.
- Từ chợ trong câu đầu của đoạn 2 vừa điền có tác dụng liên kết đoạn 1 với đoạn 2.
Tiết 4: Tập làm văn
1. Khám phá
Đề bài: Viết đoạn văn tả cảnh một di tích lịch sử ở quê hương em.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài :
+ Đề bài thuộc thể loại văn gì ? Kiểu bài gì?
+ Đối tượng miêu tả là gì ?
- Theo em, 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_25.docx