Giáo án môn Toán Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020
Tiết 24 Bài 21. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
* Kiến thức: Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.
* Kỹ năng: Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
* Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thẩn và tích cực, ham mê môn học, biết vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Đọc và nghiên cứu tài liệu.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạ.
- Năng lực hợp tác nhóm: nghiên cứu tài liệu, trao đổi thảo luận.
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực thực hành thí nghiệm
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Toán Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020

ài cũ: (5’) - Hãy cho biết sự nở vì nhiệt của chất lỏng? - Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một một lượng chất lỏng? a. khối lượng của chất lỏng tăng. b. Trọng lượng của chất lỏng tăng. c. Thể tích của chất lỏng tăng. d. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HĐ 1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (2’) MĐ: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. GV ĐVĐ: Sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng và khí có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Ứng dụng để chế tạo băng kép (khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều bị cong lại), đó là thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện khi nhiệt độ thay đổi. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay HĐ 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức * Kiến thức thứ 1: Lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt (12’) MĐ: Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lự...đặt gối lên các con lăn, tạo điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản - Hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi - Băng kép được sử dụng nhiều ở các thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện khi nhiệt độ thay đổi - Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại HĐ 3: Hoạt động vận dụng (7’) MĐ: Củng cố khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học Treo hình vẽ 21.5 SGK, nêu sơ qua cấu tạo của bàn là điện, chỉ rõ vị trí lắp băng kép, ngoài ra giới thiệu thêm về một đèn có trong bàn là. HS nhận thấy dòng điện qua bàn là làm đèn sáng - Dòng điện qua băng kép có tác dụng làm nóng băng kép hiện tượng gì sẽ xảy ra với băng kép? Đèn có sáng không? Mạch điện có dòng điện chạy qua không? - Ngoài ứng dụng băng kép trong bàn là, em hãy cho ví dụ về các thiết bị sử dụng băng kép để tự động đóng - ngắt mạch điện mà em biết? - GV giới thiệu: Biện pháp bảo vệ môi trường: + Trong xây dựng (đường ray xe lửa, nhà cửa, cầu) cần tạo ra khoảng cách nhất định giữa các phần để các phần đó giãn nở. + Cần có biện pháp bảo vệ cơ thể, giữ ấm vào mùa đông và làm mát vào mùa hè để tránh bị sốc nhiệt, tránh ăn uống thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Băng kép nóng lên và cong lại - HS nghe HĐ4: Hoạt động mở rộng (2’) MĐ: Mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Một số ứng dụng về sự nở vì nhiệt của các chất Sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng và khí có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Ứng dụng để chế tạo băng kép (khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều bị cong lại), đó là thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện khi nhiệt độ thay đổi. Trong kĩ thuật chế tạo và lắp đặt máy móc hoặc xây dựng công trình, người ta phải tính toán để khắc phục tác dụng có hại của sự nở vì nhiệt sao cho các vật rắn không bị cong hoặc nứt, gãy khi nhiệt độ thay đổi. Ví dụ : Đoạn nối các thanh ray xe lửa phải có khe hở, trên các công trình cầu, các ống kim loại dẫn hơi nước phải có đoạn uốn cong ... 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối: (2’) MĐ: Củng cố
File đính kèm:
giao_an_mon_toan_lop_6_tuan_25_nam_hoc_2019_2020.doc