Giáo án môn Vật lí Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Vĩnh Thanh

Tiết 23  Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG

I. Mục tiêu:   

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

* Kiến thức: 

- Mô tả được thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện.

- Trả lời được câu hỏi, từ trường tồn tại ở đâu.

- Biết cách Hiểu được từ trường.

* Kĩ năng: 

- Lắp đặt thí nghiệm.

- Hiểu được từ trường.

* Thái độ: Ham thích tìm hiểu hiện tượng Vật lý. 

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực tự học, đọc hiểu: Đọc và nghiên cứu tài liệu.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạ.

- Năng lực hợp tác nhóm: nghiên cứu tài liệu, trao đổi thảo luận.

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin.

- Năng lực thực hành thí nghiệm 

II. Chuẩn bị:

        - GV: Giá thí nghiệm, nguồn điện 3V (4,5V), kim nam châm đặt trên giá có trụ thẳng đứng, công tắc, am pe kế, biến trở, dây dẫn, đoạn dây đồng.

doc 8 trang Hòa Minh 12/06/2023 5980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Vĩnh Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Vật lí Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Vĩnh Thanh

Giáo án môn Vật lí Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Vĩnh Thanh
. Kiểm tra bài cũ: 
- Bài tập 21.1 và 21.3 SBT. 
3. Bài mới: 
Họat động của GV
Họat động của HS
Nội dung
HĐ 1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (2’)
MĐ: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
GV ĐVĐ: Con người không cảm nhận được từ trường nhưng nhiều loài sinh vật có thể nhận biết được từ trường của Trái Đất .Ví dụ khi buộc nam châm vào một số loài chim di trú, chúng đã bị rối loạn phương hướng và mất khả năng định vị đường bay. Giải thích điều này ta tìm hiểu bài học hôm nay
HĐ 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức
* Kiến thức thứ 1: Lực từ (12’) 
MĐ: Mô tả được thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện. 
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu cách bố trí thí nghiệm trong hình 22.1 (Tr 61-SGK)
- GV: Kim nam châm ở trạng thái tự do luôn chỉ theo hướng nào?
- GV: Đặt dây dẫn như thế nào để luôn song song với kim nam châm?
- GV: Kết luận về cách bố trí thí nghiệm và cách tiến hành TN.
- GV: Phát dụng cụ cho các nhó...c dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói không gian đó có từ trường.
- Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoặc của dòng điện, kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.
3. cách Hiểu được từ trường.
+ Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
HĐ 3: Hoạt động vận dụng và mở rộng (10’)
MĐ: Củng cố khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học
- GV: Hướng dẫn HS thảo luận và trả lời C4, C5,
C6  (Lưu ý: Dành cho HS lớp 9A)
- HS: Hoạt động cá nhân trả lời C4, C5, C6.
III.Vận dụng
 C4: Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB nếu kim nam châm lệch khỏi hướng nam - Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và ngược lại
C5: Đó là TN đặt kim nam châm ở trạng thái tự do khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng nam - Bắc
C6: Không gian xung quanh kim nam châm có từ trường.
* GV giới thiệu:- Các kiến thức về môi trường: 
 + Trong không gian, từ trường và điện trường tồn tại trong một trường thống nhất là điện từ trường. Sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường biến thiên trong không gian.
 + Các sóng ra dio, sóng vô tuyến, ánh sáng nhìn thấy, ttia X, tia gamma cũng là sóng điện từ. Các sóng điện từ truyền đi mang theo năng lượng. Năng lượng sóng điện từ phụ thuộc vào tần số và cường độ sóng.
- Các biện pháp GDBVMT: 
 + Xây dựng các trạm phát sóng điện từ xa khu dân cư.
 + Sử dụng điện thoại di động hợp lí, đúng cách; không sử dụng điện thoại di động để đàm thoại quá lâu (hàng giờ) để giảm thiểu tác hại của sóng điện từ đối với cơ thể, tắt điện thoại khi ngủ hoặc để xa người. 
 + Giữ khoảng cách giưa các trạm pháp sóng phát thanh truyền hình một cách thích hợp. 
 + Tăng cường sử dụng truyền hình cáp, điện thoại cố định, chỉ sử dụng điện thoại di động khi thật cần thiết.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối: (2’)
MĐ: Củng cố lại nội dung tiết vừa học và chuẩn bị cho tiết học sau
- Học trong vỡ ghi kết hợp sgk
	- Đọc lại phần “Có thể em chưa biết”
- Làm bài tập 22 ở sb...ược từ trường? Chữa bài 22.3 SBT. 
3. Bài mới:
Họat động của GV
Họat động của HS
Nội dung
HĐ 1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (2’)
MĐ: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
HS đọc phần mở bài của bài 23: TỪ PHỔ ĐƯỜNG SỨC TỪ 
HĐ 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức
* Kiến thức thứ 1: (10’)
MĐ: Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm.
 - GV: yêu cầu HS tự nghiên cứu phần TN gọi 
- GV: Hướng dẫn HS các tiến hành TN
Giao dụng cụ TN theo nhóm.
Yêu cầu các nhóm tiến hành TN.
Quan sát và trả lời C1.
Thời gian: 5p.
- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo thí nghiệm.
- GV: Tổ chức thảo luận cả lớp.
- GV: Qua TN em hãy rút ra kết luận về sự sắp xếp của mạt sắt trong từ trường của thanh nam châm?
- GV: Thông báo: Hình ảnh của các đường mạt sắt trên hình 23.1 SGK được gọi là từ phổ, từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.
=> Chuyển ý: Dựa vào từ phổ ta có thể vẽ đường sức từ để nghiên cứu từ trường -> Đường sức từ được vẽ như thế nào? 
1,2 HS nêu: dụng cụ TN, cách tiến hành TN.
- HS: Tìm hiểu TN hình 23.1
- HS: Nhận dụng cụ TN.
Làm TN theo nhóm quan sát trả lời câu C1.
- HS: Đại diện nhóm báo cáo TN và trả lời C1.
- HS: Đọc kết luận SGK và ghi vào vở.
I. Từ phổ
1. thí nghiệm: SGK/23.1
C1: Mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm các đường này càng thưc dần.
2. Kết luận: SGK/63
* Kiến thức thứ 2: Đường sức từ (15’)
MĐ: Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm.
- GV: Thông báo về quy ước để biểu diễn từ trường dùng các đường sức từ.
- GV: a) Cho HS hoạt động theo nhóm dựa vào hình ảnh các đường mạt sắt vẽ các đường sức từ của nam châm.
- GV: Tổ chức thảo luận lớp về kết quả của các nhóm. (Lưu ý: Dành cho HS lớp 9A) 
- GV: Lưu ý: 
+ Các đường sức từ này không cắt nhau.
+ Độ mau thưa của các đường.
- GV thông báo: Các đường liền nét mà các em 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_li_lop_9_tuan_12_nam_hoc_2019_2020_truong_th.doc