Giáo án Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Tuần 27 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Vĩnh Thanh

CHƯƠNG IV: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 

Bài 58: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Bài 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIỮ GÌN

THIÊN NHIÊN HOANG DÃ

—˜«™–

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

   *Kiến thức:

       Giúp hs phân biệt được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên, nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và khái niệm phát triển bền vững.

       Học sinh phải giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã, đồng thời nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

   *Kĩ năng:

    - Rèn cho hs kĩ năng hoạt động nhóm, tổng hợp kiến thức và vận dụng vào thực tế.

    - Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày 1 vấn đề.

    - Kỹ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế

    - Kỹ năng lắng nghe, hoạt động nhóm.

   *Thái độ: Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS:

    - Năng lực tự học.

    - Năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  1. Giáo viên:

   - Tranh phóng to hình 58.1; 58.2 SGK.

   - Tranh ảnh tư liệu về các mỏ khai thác, cánh rừng, ruộng bậc thang.

doc 12 trang Hòa Minh 13/06/2023 4140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Tuần 27 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Vĩnh Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Tuần 27 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Vĩnh Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Tuần 27 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Vĩnh Thanh
à phát triển cho HS:
 - Năng lực tự học.
 - Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1. Giáo viên:
 - Tranh phóng to hình 58.1; 58.2 SGK.
 - Tranh ảnh tư liệu về các mỏ khai thác, cánh rừng, ruộng bậc thang.
 2. Học sinh: 
 Đọc trước bài mới.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (02 phút)
 Tài nguyên thiên nhiên là gì? Kể tên những dạng tài nguyên thiên nhiên mà em biết? Muốn sử dụng hợp lí nguồn TNTN ta cần chú ý những vấn đề gì?
 2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* kiến thức 1: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu
(20 phút)
 *Mục tiêu: Giúp hs phân biệt được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên.
TỔ CHỨC CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập bảng 58.1 SGK trang 173.
- GV nhận xét, thông báo đáp án đúng bảng 58.1
1- b, c, g
2- a, e. i
3- d, h, k, l.
- GV đặt câu hỏi hướng tới kết luận:
? Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiê... gì để sử dụng hợp lí tài nguyên đất?
? Nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với con người và sinh vật?
- HS trả lời, GV nhận xét và rút ra kết luận. Cho HS quan sát H 58.2
? Vì sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước?
- Cho HS làm bài tập điền bảng 58.3, nêu nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục.
? Nếu thiếu nước sẽ có tác hại gì?
? Trồng rừng có tác dụng bảo vệ tài nguyên như thế nào?
? Sử dụng tài nguyên nước như thế nào là hợp lí?
*TÍCH HỢP: Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý, vừa đáp ứng được yêu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội, vừa đảm bảo duy trì nguồn tài nguyên cho thế hệ sau à Bảo vệ cây xanh trên trái đất có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác. Nhiệm vụ của người học sinh trong việc tuyên truyền sử dụng hợp lý tài nguyên.
- HS tiếp thu kiến thức.
- Nghe nhớ
+ HS nghiên cứu thông tin mục 1 và trả lời:
+ Tài nguyên đất đang bị suy thoái do xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn, bạc màu, ô nhiễm đất.
- HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
+ Nước chảy chậm vì va vào gốc cây và lớp thảm mục " chống xói mòn đất nhất là ở những sườn dốc.
- Nước là thành phần cơ bản của chất sống, chiếm 90% lượng cơ thể sinh vật, con người cần nước sinh hoạt (25o lít/ 1 người/ 1 ngày) nước cho hoạt động công nghịêp, nông nghiệp...
+ Nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm và có nguy cơ cạn kiệt.
+ Thiếu nước là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật do mất vệ sinh, ảnh hưởng tới mùa màng, hạn hán, không đủ nước cho gia súc.
+ Trồng rừng tạo điều kiện cho tuần hoàn nước, tăng nước bốc hơi và nước ngầm.
- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi và rút ra kết luận.
- Nghe nhớ và hiểu thêm à thực hiện
II. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
1. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất
 - Vai trò của đất: SGK.
 - Nguồn tài nguyên đất đang bị suy thoái do xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn, bạc màu, ô nhiễm...
 - Cách sử dụng hợp lí: chống xói mòn, chống khô hạn, chống ... trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất
- Cải tạo khí hậu, hạn chế xói mòn đất, hạn chế hạn hán, lũ lụt...
- Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí
- Điều hòa lượng nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán, có nước mở rộng S trồng trọt, tăng năng suất cây trồng.
- Bón phân hợp lý và hợp vệ sinh
- Tăng độ màu mỡ cho đất, phủ xanh vùng đất trống bỏ hoang, phân hữu cơ được xử lí đúng kĩ thuật, không mang mầm bệnh cho người và động vật.
- Thay đổi các loại cây trồng hợp lý
- Trồng luân canh, xen canh làm đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận dụng hiệu suất sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng.
- Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao.
- Đem lại lợi ích kinh tế, có đủ kinh phí đầu tư cho cải tạo đất.
II. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên.
 1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật
 SGK trang 178.
 2. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá
 Bảng 59 đã hoàn thành.
* kiến thức 4: Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
(10 phút)
 *Mục tiêu: HS hiểu được vai tr4of của mình trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
 *Năng lực hình thành cho HS: Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
*Cách hoạt động:
TỔ CHỨC CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
- Cho HS thảo luận bài tập:
? Trách nhiệm của HS trong việc bảo vệ thiên nhiên.
? Tuyên truyền như thế nào cho mọi người cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên.
*TÍCH HỢP: Bảo vệ các khu rừng hiện có, kết hợp với trồng cây gây rừng là biện pháp rất quan trọng nhằm bảo vệ và khôi phục môi trường đang bị suy thoái vì vậy nhiệm vụ đó không của riêng ai mà là của mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm bảo vệ và cải tạo thiên nhiên.
- HS thảo luận và nêu được:
+ Không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia vệ sinh công cộng, vệ sinh công viên, trường học, đường phố...
+ Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây.
+ Tuyên truyền về giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng.
- Nghe nhớ và thực hiện

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_2_tuan_27_nam_hoc_2019_2020_tr.doc