Lý thuyết ôn học sinh giỏi tỉnh Sinh học Lớp 9 - Chương VI: Ứng dụng di truyền học - Năm học 2018-2019 - Trường THCS TT Phước Long
- K/n: Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng phương
pháp nuôi cấy tế bào, mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn chính:
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo.
+ Kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Ứng dụng công nghệ tế bào:
+ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng: giúp cho việc bảo
tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng: tạo giống
cây trồng mới bằng cách chọn tế bào xôma.
+ Nhân bản vô tính ở động vật: nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm
có nguy cơ tuyệt chủng, tạo cơ quan nội tạng ở động vật.
Ví dụ: nhân bản vô tính ở cừu, bò,…
- Kĩ Thuật gen:
* K/n: Kĩ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động định hướng
lên ADN cho phép chuyển gen từ một cá thể của một loài sang cá thể của loài nhận nhờ thể truyền.
- Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản:
+ Tách ADN, NST của tế bào cho và tách ADN làm thể truyền từ vi
khuẩn, vi rut.
+ Cắt nối để tạo ADN tái tổ hợp nhờ enzim.
+ Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép
được biểu hiện.
- Ứng dụng của kĩ thuật gen:CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Tóm tắt nội dung tài liệu: Lý thuyết ôn học sinh giỏi tỉnh Sinh học Lớp 9 - Chương VI: Ứng dụng di truyền học - Năm học 2018-2019 - Trường THCS TT Phước Long

uật gen gồm 3 khâu cơ bản: + Tách ADN, NST của tế bào cho và tách ADN làm thể truyền từ vi khuẩn, vi rut. + Cắt nối để tạo ADN tái tổ hợp nhờ enzim. + Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. Ứng dụng của kĩ thuật gen: + Tạo ra các chủng vi sinh vật mới. Ví dụ: Dùng vi khuẩn E.coli và nấm men cấy gen mã hóa sản xuất ra kháng sinh và hoocmon Insulin. + Tạo giống cây trồng biến đổi gen. Ví dụ: Cây lúa được chuyển gen quy định tổng hợp β – Caroten (tiền vitamin A) vào tế bào cây lúa để tạo ra giống lúa giàu vita min A. Ở Việt Nam thực hiện chuyển gen kháng sâu, kháng bệnh, tổng hợp vitamin A, gen chính sớm vào cây lúa, ngô, khoai tây, đu đủ, + Tạo động vật biến đổi gen. Ví dụ: Thế giới đã chuyển gen sinh trưởng của bò vào lợn giúp hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn. Ở Việt Nam đã chuyển thành công gen tổng hợp hoocmon sinh trưởng của người vào cá trạch, Công nghệ sinh học: * K/n: Công nghệ sinh học là một ngành công nghệ sử dụn... lai F1. Ưu thế lai thể hiện cao nhất ở F1 là vì cơ thể lai F1 mang các cặp gen ở trạng thái dị hợp, trong đó chỉ các gen trội có lợi được biểu hiện kiểu hình. Từ F2 trở đi, tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng là ưu thế lai giảm dần (vì gen lặn thường có hại). Các phương pháp tạo ưu thế lai: a. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng: * Lai khác dòng: Tạo 2 dòng thuần tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau. Ví dụ: Giống ngô lai LVN10 chịu hạn, chống đổ, kháng sâu bệnh tốt, năng suất cao 8-12 tấn/ha. * Lai khác thứ: Để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới. b. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi: chủ yếu là dùng phép lai kinh tế. * Lai kinh tế: là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống là: chọn giống phù hợp với nhu cầu nhiều mặt và luôn thay đổi của người tiêu dùng , nhằm tạo ra giống mới và cải tạo giống cũ. Các phương pháp chọn lọc: + Chọn lọc hàng loạt: Trong quần thể vật nuôi hay cây trồng dựa vào kiểu hình người ta chọn một nhóm cá thể phù hợp với mục tiêu chọn lọc để làm giống. * Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên có thể áp dụng rộng rãi. * Nhược điểm: chỉ dựa vào kiểu hình nên dễ nhầm lẫn với thừơng biến phát sinh do khí hậu và địa hình. + Chọn lọc cá thể: Trong quần thể khởi đầu chọn lấy một số ít cá thể tốt nhất rồi nhân lên một cách riêng rẽ theo từng dòng. * Ưu điểm: cho hiệu quả nhanh, có thể kiểm tra kiểu gen của mỗi cá thể * Nhược điểm: đòi hỏi phải theo dõi công phu và chặt chẽ. CÂU HỎI VẬN DỤNG CHƯƠNG VI Giải thích những ứng dụng di truyền học trong việc sản xuất giống. Câu 1. Thoái hóa giống là gì? Vì sao giao phối cận huyết gây ra thoái hóa giống nhưng vẫn được sử dụng trong tạo giống? Trả lời: - Thoái hóa giống là: Hiện tượng giống có năng suất, chất lượng giảm dần. Biểu hiện sinh trưởng kém, chống chịu kém, độ đồng đều thấp, - Giao phối cận huyết gây ra thoái hóa giống nhưng vẫn được sử dụ... - Giải thích: 2 giống này có kiểu gen đồng hợp khác nhau, tạo ra F1 có kiểu gen dị hợp về tất cả các gen nói trên. c. Không dùng những giống có ưu thế lai cao để nhân giống vì qua các thế hệ sau, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm, tỉ lệ giểu gen đồng hợp tăng, các gen lặn có hại đi vào thể đồng hợp được biểu hiện thành kiểu hình, giống bị thoái hóa. Câu 5. Trong chọn giống cây trồng, người ta sử dụng phương pháp nào để tạo giống mới? Trả lời: Trong chọn giống cây trồng, người ta sử dụng các phương pháp: - Gây đột biến nhân tạo, sau đó chọn lọc những dòng đột biến mong muốn - Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp, sau đó chọn lọc. - Tạo ưu thế lai bằng phương pháp lai khác dòng. - Tạo thể đa bội bằng cách gây đột biến đa bội ở thực vật. - Áp dụng công nghệ tế bào và công nghệ gen. Câu 6: Vì sao ưu thế lai biểu hiên cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ tiếp theo? Muốn duy trì ưu thế lai ở TV phải dùng biện pháp gì? Trả lời: - Khi lai 2 dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 vì: + Hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp chỉ biểu hiện tính trạng trội có lợi. + Tính trạng số lượng (hình thái, năng suất) do nhiều gen trội quy định. VD: P: AAbbCC x aaBBcc F1: AaBbCc - Sang thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm nên ưu thế lai giảm. - Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép).
File đính kèm:
ly_thuyet_on_hoc_sinh_gioi_tinh_sinh_hoc_lop_9_chuong_vi_ung.doc