Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy học sinh phát triển tiếng, từ mới trong các bài âm, vần
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Ngữ Văn là môn học bắt buộc được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này được gọi là môn Tiếng Việt. Đây là môn học vô cùng quan trọng, giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về căn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc, phát triển ở học sinh những xúc cảm lành mạnh, giáo dục các phẩm chất và năng lực của con người Việt Nam trong xã hội hiện đại.
Đặc biệt, với học sinh lớp 1, Tiếng Việt là môn học quan trọng giáo dục cho học sinh các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Học sinh lớp 1 có học tốt môn Tiếng Việt mới có thể sử dụng tiếng mẹ để thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tốt các môn học, các hoạt động giáo dục khác, hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ, đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển cả về nhân cách và tâm hồn. Tiếng Việt 1 nhằm thực hiện hóa mục tiêu chung của chương trình ngữ văn: giáo dục các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; các năng lực chung như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; chủ yếu là hình thành năng lực đọc, viết giai đoạn đầu.
Tuy nhiên trong thực tế dạy học, có nhiều học sinh còn bị hạn chế về vốn từ dẫn đến hạn chế về năng lực đọc, viết, cảm thụ văn học. Đặc biệt trong năm đầu áp dụng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới, các giáo viên dạy lớp 1 rất băn khoăn khi dạy học sinh phát triển tiếng, từ mới để phát triển vốn từ và năng lực ngôn ngữ, phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe cho học sinh.
Thời gian học âm chỉ có trong 4 tuần(tuần đầu tiên là tuần học, ôn lại các chữ cái đã học từ mầm non) nhưng lại là tiền đề cho việc học vần ở giai đoạn hai cũng như sẽ giúp các em đọc trơn tốt hơn ở giai đoạn 3.
HS lớp Một rất hay quên, nhầm lẫn giữa các âm nên việc phát triển tiếng, từ mới sẽ giúp các em nhớ âm dễ hơn, bền hơn. Khi học đến phần vần sẽ giúp HS không bị lẫn giữa các vần, tránh việc các em sẽ phát âm sai vần.
Từ thực tế và nghiên cứu chương trình, tài liệu, tôi đã quyết định tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “ Biện pháp dạy học sinh lớp 1 phát triển tiếng, từ mới trong các bài âm, vần”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy học sinh phát triển tiếng, từ mới trong các bài âm, vần

triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ, đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển cả về nhân cách và tâm hồn. Tiếng Việt 1 nhằm thực hiện hóa mục tiêu chung của chương trình ngữ văn: giáo dục các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; các năng lực chung như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; chủ yếu là hình thành năng lực đọc, viết giai đoạn đầu. Tuy nhiên trong thực tế dạy học, có nhiều học sinh còn bị hạn chế về vốn từ dẫn đến hạn chế về năng lực đọc, viết, cảm thụ văn học. Đặc biệt trong năm đầu áp dụng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới, các giáo viên dạy lớp 1 rất băn khoăn khi dạy học sinh phát triển tiếng, từ mới để phát triển vốn từ và năng lực ngôn ngữ, phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe cho học sinh. Thời gian học âm chỉ có trong 4 tuần(tuần đầu tiên là tuần học, ôn lại các chữ cái đã học từ mầm non) nhưng lại là tiền đề cho việc họ... thay đổi, giáo viên mới trong giai đoạn làm quen, chưa có nhiều thời gian nghiên cứu kĩ chương trình và vận dụng các biện pháp phù hợp. - Lớp học đông học sinh, giáo viên phải hoạt động nhiều, chưa thể dành thời gian riêng cho nhiều học sinh chậm. III. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ: 1. Nghiên cứu kĩ chương trình tổng thể về môn Tiếng Việt , nghiên cứu kĩ mục tiêu của môn học, sách giáo khoa Tiếng Việt 1. Với tình hình hiện tại, một chương trình nhưng có nhiều bộ sách giáo khoa, giáo viên cần chú ý nghiên cứu kĩ chương trình môn học, mục tiêu của môn học, tham khảo sách giáo khoa sao cho học sinh phải đạt được mục tiêu chung của chương trình. Đặc biệt cần xác định được mẫu chuẩn đầu ra ( kết quả mong đợi) của mỗi hoạt động trong giờ học tiếng việt. Khi kết thúc giờ học, giáo viên phải biết rõ, học sinh có được những kĩ năng tiếng việt gì, phải dự tính được có thể kiểm tra các kĩ năng này bằng phép đo nào. Phần âm, vần là phần học đầu tiên của môn Tiếng Việt 1 là phần quan trọng, mang tính chất đặt nền móng cho quá trình học tập tiếng Việt cho học sinh lớp 1. Bởi học sinh có học tốt phần âm, chữ và phần vần thì mới có kiến thức học tiếp phần Luyện tập tổng hợp và các môn học khác. Hai phần này chiếm thời lượng lớn trong suốt năm học: - Phần Âm và chữ: 4 tuần, 48 tiết - Phần Vần: 17 tuần: 204 tiết. -> Dạy học sinh phát triển tiếng, từ mới ở phần này được giáo viên lồng ghép trong từng bài sẽ tích lũy vốn từ cho học sinh, đồng thời học sinh sẽ được rèn kĩ năng đọc, đọc hiểu, nói và nghe. Giáo viên nghiên cứu kĩ chương trình sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất trong quá trình dạy học, dự kiến phát hiện những lỗi sai học sinh thường mắc phải để tìm cách sửa chữa. 2. Dạy HS biết phát triển tiếng. Ngay từ những tiết học đầu tiên cần giúp HS nhận biết đâu là âm ( nguyên âm, phụ âm), tiếng, từ. ( ở những tuần sau có thể hướng dẫn về câu). -> GV nhấn mạnh từ những kiến thức trong bài học: âm, chữ -> ghép thành vần và tiếng -> ghép thành từ -> ghép thành câu. Giá...kề nhà gà tía. Gà tía bẻ ngô, chia cho thỏ. Thỏ tỉa lá khô cho gà tía. - GV chiếu bài khóa. Yêu cầu HS đọc thầm theo thước chỉ của cô, tìm tiếng có chứa ia. - HS lên chỉ, GV gạch chân. Cho HS đánh vần, phân tích tiếng. - GV có thể phát triển tiếng bằng cách từ tiếng HS đã tìm, thay dấu thanh để tạo các tiếng mới, HS đọc. Hoặc có thể thay phụ âm để tạo tiếng mới. 3. Dạy HS biết phát triển từ - Phát triển theo quy trình: GV có thể giúp HS ghép từ từ những tiếng có sẵn khi học sinh thao tác. GV nên sử dụng triệt để bằng cách cho HS đánh vần, phân tích, kiểm tra tiếng từ mới tạo được, lồng ghép hỏi tiếng đó trong từ nào để định hướng HS tạo từ có nghĩa. Ví dụ: Bài 26: an/ at Saukhi cho HS cài an. Thay n bằng t. Cho HS đánh vần, đọc trơn. Yêu cầu HS cài tiếng mới.Sau khi cho HS đọc tiếng, GV hỏi luôn, tiếng đó trong từ nào. GV ghi bảng ( Nhiều HS nêu sẽ được nhiều từ). Khi HS nêu từ cần định hướng từ phải có nghĩa, sau cùng cho HS đánh vần, phân tích đọc trơn. Vd: HS nêu: bát. GV hỏi tiếng "bát" trong từ nào: HS nêu: bát sứ, bát chè, bát cháo,.. HS nêu: cát. GV hỏi "cát" trong từ nào. HS nêu: bờ cát, xe cát, bãi cát. ( ở những bài đầu chưa yêu cầu HS cài từ, chỉ nêu từ vì nhiều vần chưa học, nhưng ở những tuần sau GV có thể cho HS cài từ luôn.) - Phát triển tự do: Khi phát triển theo hướng tự do không chỉ phát triển ngôn từ cho cá nhân HS mà các HS lắng nghe bạn, cô giáo trình bày cũng học hỏi thêm về vốn từ. Điều này còn giúp phát triển suy nghĩ, năng lực cá nhân một cách độc lập. Mở rộng tiếng từ tự do phù hợp trong các tiết ôn tập và kể chuyện. Ví dụ: Bài 20: Ôn tập - Yêu cầu HS nêu các âm đã học ( cá nhân nối tiếp) - Xếp các âm đã học vào 2 cột ( GV định hướng cột nguyên âm và cột phụ âm). - Làm sao để tạo thành tiếng? - HS: Ghép phụ âm và nguyên âm , dấu thanh - HS cài tiếng bất kì. HS đọc tiếng. VD: chả. GV: Chả trong từ nào? ( nhiều HS nêu: cân chả, miếng chả, chả bò, chả cá). GV lựa chọn, ghi bảng: chả bò, chả cá. HS luyện đọc, GV có thể cho HS
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_day_hoc_sinh_phat_trien_tien.docx