Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy Bài toán giải bằng hai phép tính cho học sinh Lớp 3

a. Về phía học sinh:

        Khi bắt đầu làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính các em khó xác định hướng giải, không biết bước đầu tiên phải tìm gì? Hầu như câu lời giải đầu tiên chính là câu trả lời cho câu hỏi của bài yêu cầu tìm nhưng phép tính giải lại là của bước tính đầu tiên. Các em chỉ làm 1 phép tính giải mà chưa hiểu làm như vậy đã đúng chưa,  như thế đã thực hiện đúng yêu cầu của bài toán chưa.

b. Về phía giáo viên: 

Thực tế một số giáo viên khi dạy dạng toán  giải bằng hai phép tính thường ít quan tâm đến việc giúp học sinh lập kế hoạch bài giải, xác định đúng hướng giải, từng bước giải. Một số giáo viên chưa khắc sâu cho HS từng dạng toán đơn, thực tế bài toán hợp chính là kết hợp của các bài toán đơn mà thôi nhưng có sự liên quan đến nhau trong tình huống cụ thể. Phân tích bài toán cũng chưa sâu sắc, chưa rõ ràng. Do vậy chưa phát triển tư duy của học sinh đúng hướng. Sau đây tổ 1-2-3 cùng trao đổi thảo luận các biện pháp dạy bài: “ Bài toán bằng hai phép tính” cho học sinh lớp 3, rồi đi đến thống nhất các biện pháp dạy học hiệu quả nhất.

docx 5 trang Bảo Đạt 28/12/2023 2220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy Bài toán giải bằng hai phép tính cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy Bài toán giải bằng hai phép tính cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy Bài toán giải bằng hai phép tính cho học sinh Lớp 3
 các em khó xác định hướng giải, không biết bước đầu tiên phải tìm gì? Hầu như câu lời giải đầu tiên chính là câu trả lời cho câu hỏi của bài yêu cầu tìm nhưng phép tính giải lại là của bước tính đầu tiên. Các em chỉ làm 1 phép tính giải mà chưa hiểu làm như vậy đã đúng chưa, như thế đã thực hiện đúng yêu cầu của bài toán chưa.
b. Về phía giáo viên: 
Thực tế một số giáo viên khi dạy dạng toán giải bằng hai phép tính thường ít quan tâm đến việc giúp học sinh lập kế hoạch bài giải, xác định đúng hướng giải, từng bước giải. Một số giáo viên chưa khắc sâu cho HS từng dạng toán đơn, thực tế bài toán hợp chính là kết hợp của các bài toán đơn mà thôi nhưng có sự liên quan đến nhau trong tình huống cụ thể. Phân tích bài toán cũng chưa sâu sắc, chưa rõ ràng. Do vậy chưa phát triển tư duy của học sinh đúng hướng. Sau đây tổ 1-2-3 cùng trao đổi thảo luận các biện pháp dạy bài: “ Bài toán bằng hai phép tính” cho học sinh lớp 3, rồi đi đến thống nhất các biện pháp dạy học hiệu quả nhất.
2. Biện ... gọn lại, nhờ đó mối quan hệ giữa các số đã cho và các số phải tìm hiện ra rõ hơn. Mỗi em cần cố gắng tóm tắt được các đề toán và biết cách nhìn vào tóm tắt ấy mà nhắc lại được đề toán. Có nhiều cách tóm tắt một đề toán, càng biết nhiều cách sẽ càng giải toán giỏi.
Do muốn giáo viên không nên làm qua loa bước này, cụ thể giáo viên cần: 
- Tập cho học sinh bước đầu có thói quen tóm tắt đề, xác định mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm bằng nhiều hình thức.
- Có nhiều cách tóm tắt đề : bằng hình vẽ, bằng ngôn ngữ ngắn gọn, bằng sơ đồ ...
- Thông thường các dạng toán nhiều hơn, ít hơn, gấp l số lên nhiều lần, giảm 1 số đi nhiều lần... thì tóm tắt bài toán theo sơ đồ đoạn thẳng rất dễ giải và dễ kiểm tra kết quả. 
Bước 3 : Phân tích bài toán để tìm ra cách giải.
Từ tóm tắt của bài toán, một lần nữa học sinh nắm chắc mối quan hệ giữa dữ liệu đã cho và dữ liệu cần tìm. Từ đó học sinh có thể suy luận tìm cách giải. 
Đây là bước suy luận để tìm cách giải bài toán. Thông thường, người ta hay dùng cách lập “ sơ đồ khối ”.
Giáo viên đến các nhóm hướng dẫn các đối tượng cần lưu ý để giúp đỡ học sinh biết:
+ Xuất phát từ yêu cầu của đề ( tức là dữ liệu cần tìm ) rồi suy luận ngược lên cho đến những điều đã biết.
Với ví dụ Bài 1/ tr50 ở trên ta hướng dẫn học sinh suy luận như sau:
Nhìn vào sơ đồ ta có thể suy luận được ngay:
- Bài toán hỏi gì ? (Hỏi số tấm bưu ảnh của cả hai anh em)
Tay viết vào nháp : Hai anh em 
- Muốn tìm số bưu ảnh của hai anh em ta làm thế nào ? (Lấy số bưu ảnh của anh cộng số bưu ảnh của em).
Viết tiếp : 
 Hai anh em
 Anh + em
- Số bưu ảnh của anh biết chưa? (Biết rồi)
- Số bưu ảnh của em biết chưa ? (Chưa biết)
- Muốn tính số bưu ảnh của em ta làm thế nào ? (Lấy số bưu ảnh của anh trừ 7)
Viết tiếp :
 Hai anh em
 Anh + em
 Anh - 7
Với ví dụ trên tự học sinh có thể suy luận để xác định các hướng giải:
- Muốn tìm số bưu ảnh của hai anh em ta lấy số bưu ảnh của anh cộng với số bưu ảnh của em.
- Số bưu ảnh của em chưa biết nên ... dạy học:
- Giáo viên luôn suy nghĩ, tìm tòi để thay đổi các hình thức dạy học trong tài liệu hướng dẫn theo các dạng đề cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình.
- Nếu gặp những bài toán mà học sinh không hiểu thì nên đưa ra bài toán đồng dạng với số liệu nhỏ để HS dễ nhận ra và làm được. Còn những bài chính khóa thì yêu cầu em nào chưa hoàn thành thì tiết luyện tăng làm lại vào vở.
- Bên cạnh đó, GV phải lập kế hoạch cụ thể cho từng bài dạy. Tuỳ theo nội dung mà quy định thời gian cụ thể cho từng bài tập.Tuỳ theo từng đối tượng học sinh mà giao việc, tránh để học sinh khá - giỏi chỉ dừng lại ở mức đạt kiến thức cơ bản tối thiểu.(Ví dụ trong tiết Toán các em này thường làm xong bài trước bạn trung bình –chậm nên hay ngồi chơi, vậy giáo viên cần phát hiện nhờ các em đó đến kiểm tra bài giúp cô hoặc hướng dẫn bạn làm bài). Hoặc đưa ra bài ngược với BT đã cho để HS suy nghĩ tìm cách giải đúng.
 Ý kiến BGH

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_bai.docx