Sáng kiến kinh nghiệm Công tác duy trì sĩ số học sinh Lớp 2

1. Cơ sở khoa học và giáo dục

       - Năm học 2010 -2011 tình hình học sinh bỏ học ở huyện Giá Rai ta đã có nhiều trường hợp xảy ra , nhất là học sinh ở vùng khó khăn, trong giai đoạn hiện nay, tất cả mọi người tất bật lo toan trong cơn “bão” về giá cả và thu nhập thì việc bỏ học của các em ngày càng tăng nhanh và khó có khả năng quay trở lại học. Đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có những phương pháp hết sức năng động và sáng tạo, lôi cuốn, thu hút học sinh nhằm giúp các em trở lại trường lớp.Theo thống kê của các năm gần đây cho thấy tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng cao, nhất là học sinh ở độ tuổi Tiểu học .

          2. Căn cứ cơ sở thực tiễn tại địa phương

          - Năm học 2010 - 2011 bản thân tôi là một giáo viên theo yêu cầu công tác chuyển từ trường Tiểu học Phong Phú A sang làm nhiệm vụ giảng dạy ở Tiểu học Phong Phú B, vừa bỡ ngỡ với trường mới, lớp mới, đồng nghiệp mới còn chưa biết xoay sở làm sao để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó Ban Giám Hiệu và tập thể tổ chuyên môn 2 tín nhiệm làm tổ trưởng tổ chuyên môn 2, một gánh nặng trách nhiệm tưởng chừng như không đảm nhiệm nổi trong khi trường năm này lại đăng ký trong “top” trường không có học sinh bỏ học.

          - Với trách nhiệm của một giáo viên tiểu học, bất cứ người giáo viên chủ nhiệm nào cũng mong muốn lớp mình phụ trách suốt từ đầu năm đến cuối năm phải đảm bảo về mặt sĩ số cũng như phải đạt yêu cầu về mặt chất lượng học tập. Nhưng thực tế vô cùng phức tạp vì đối tượng học sinh rất đa dạng vì mỗi em có hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau, nếu không khéo thì khó mà duy trì sĩ số lớp đạt như mong muốn. Rút kinh nghiệm trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi xin được nêu lên Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số học sinh để chia sẻ cùng quý thầy cô và đồng nghiệp. Đề tài này tập trung giải quyết một số vấn đề có tính chất giải pháp như: -  Nắm rõ đối tượng học sinh của mình. – Thông tin liên lạc với Cha mẹ học sinh. – Giúp đỡ điều kiện học tập cho học sinh. – Các hoạt động nâng chất lượng học tập và các hoạt động thu hút học sinh đến trường.

          - Giải quyết được công tác duy trì sĩ số sẽ giúp chúng ta hạn chế tình trạng học sinh bỏ học và thực hiện đúng mục tiêu PCGD tiểu học đúng độ tuổi, góp phần xây dựng một xã hội Dân trí – Văn minh – Dân giàu – Nước mạnh. 

doc 9 trang Bảo Đạt 25/12/2023 6640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác duy trì sĩ số học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác duy trì sĩ số học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác duy trì sĩ số học sinh Lớp 2
iên chủ nhiệm phải có những phương pháp hết sức năng động và sáng tạo, lôi cuốn, thu hút học sinh nhằm giúp các em trở lại trường lớp.Theo thống kê của các năm gần đây cho thấy tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng cao, nhất là học sinh ở độ tuổi Tiểu học .
 2. Căn cứ cơ sở thực tiễn tại địa phương
	- Năm học 2010 - 2011 bản thân tôi là một giáo viên theo yêu cầu công tác chuyển từ trường Tiểu học Phong Phú A sang làm nhiệm vụ giảng dạy ở Tiểu học Phong Phú B, vừa bỡ ngỡ với trường mới, lớp mới, đồng nghiệp mới còn chưa biết xoay sở làm sao để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó Ban Giám Hiệu và tập thể tổ chuyên môn 2 tín nhiệm làm tổ trưởng tổ chuyên môn 2, một gánh nặng trách nhiệm tưởng chừng như không đảm nhiệm nổi trong khi trường năm này lại đăng ký trong “top” trường không có học sinh bỏ học.
	- Với trách nhiệm của một giáo viên tiểu học, bất cứ người giáo viên chủ nhiệm nào cũng mong muốn lớp mình phụ trách suốt từ đầu năm đến cuối năm phải đảm bảo về mặt sĩ số cũng như phải đạt... đôi khi các em không đến lớp vì những lí do bâng quơ như: ngủ quên, đi chơi điện tử ở điểm game, cùng trẻ hàng xóm đi đá bóng, Việc nghỉ học không lí do đã làm ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số học sinh hàng buổi và làm giảm chất lượng học tập của các em, sức học của các em không tiến bộ thậm chí còn sa sút.
 - Trong lớp có 1 học sinh bị gãy chân phải bó bột 3 tháng.
	 - Một trường hợp học sinh khá đặc biệt hơn là cha mẹ thường xuyên đánh cãi nhau thường xuyên do cha nghiện rượu nên đánh đập vợ con, mỗi lần như thế là các mẹ con phải trốn nhà đi một thời gian vài ngày có khi cả tuần. Để khắc phục tình trạng trên, trước đó tôi tiến hành các biện pháp như giảng giải, đàm thoại, gợi mở với phụ huynh ấy nhưng không thu kết quả tốt.
III. CÁC BIỆN PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
	 Ngoài việc vận dụng kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm của bản thân, là tổ trưởng chuyên môn, tôi còn phổ biến kinh nghiệm này cho giáo viên trong tổ qua những lần họp chuyên môn và các đồng nghiệp trong trường thông qua những lần họp Hội đồng nhà trường để toàn trường cùng thực hiện và trong những năm học gần đây số lớp duy trì sĩ số đạt 100 % ngày càng cao. Thiết nghĩ đối với những trường ở địa bàn khác việc vận dụng các biện pháp trên sẽ linh hoạt, sáng tạo hơn.
 Đứng trước những khó khăn của học sinh trong lớp đang có nguy cơ bỏ học tiến hành các công việc sau và thấy thật sự có hiệu quả:
 Nắm hoàn cảnh và đặc điểm gia đình từng học sinh:
 Sau ngày tập trung học sinh, tôi cho học sinh làm lí lịch ghi rõ họ tên, nghề nghiệp cha mẹ; Hoàn cảnh sinh sống của gia đình: Nắm xem bao nhiêu em có hoàn cảnh đủ ăn? bao nhiêu em hộ khó khăn? bao nhiêu em có sổ hộ nghèo? Công việc thường ngày của học sinh ở nhà và là đứa con thứ mấy? Ngoài ra, tôi còn trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của lớp năm trước để nắm rõ hơn về hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Sau đó tôi tập hợp thành một quyển sổ theo dõi, phân loại đối tượng học sinh, đặc biệt học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học.
... nhìn và ánh mắt ham học, ngây thơ mà thăm thẳm buồn của em - một cô bé còn thơ dại khi đã qua 4 lần vào học lớp 2 mà chưa lên được lớp 3, khi học lực Khá - Giỏi, cái tâm của một nhà giáo không cho phép tôi bỏ cuộc, cuối cùng tôi đã áp dụng một số biện háp sau:
 	 +	Hổ trợ tiền đò cho em đi học mỗi khi phải theo mẹ trốn về bên ngoại ở Long Điền.
 + Bổ sung lại kiến thức cho em trong lúc ra chơi, các giờ môn phụ, phát huy hết vai trò của “Đôi bạn cùng tiến”.
 + An ủi động viên để em tự tin vào bản thân và có ý chí phấn đấu, động viên mẹ em vượt qua mọi khó khăn để em được đến trường.
 + Thường xuyên liên lạc bằng điện thoại để nắm được tình hình về đời sống tinh thần của em, nhấn mạnh vào điểm ham học và ý chí vượt khó của em để em trở lại lớp
 Thành lập Đôi bạn học tập:
 	- Qua nắm được sức học của từng em, tôi lưu ý nhiều đến những em thuộc diện Trung bình, Yếu ( được lên lớp). Tôi phân công một em Giỏi hoặc Khá kèm một em Trung bình hoặc Yếu và sắp xếp cho 2 em ngồi cùng một bàn. Tôi hướng dẫn cho em Giỏi, Khá cách kèm bạn học: Nhắc nhở bạn học bài, xem lại bài; trao đổi kinh nghiệm học tập; cách học bài dễ thuộc; cách vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập; hướng dẫn bạn làm bài tập hoặc củng cố kiến thức mà bạn chưa hiểu. Riêng đối với một học sinh bị gãy chân năm điều trị tại nhà, tôi tăng cường công tác củ nhiệm của mình bằng cách sau mõi buổi dạy tôi ghé sang nhà giảng lại cho em nội dung học của từng ngày. Bên cạnh đó ban cán sự lớp và đôi bạn cùng tiến đến nhà giúp bạn học bài mỗi buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 8 giờ 30 hàng ngày.
	- Bản thân tôi đầu giờ cũng vào lớp sớm để kiểm tra tập vở, bài làm ở nhà của những học sinh Trung bình, Yếu; xem cách thực hiện của đôi bạn học tập như thế nào để có những điều chỉnh cho phù hợp hơn.
	- Qua việc làm trên, tôi thấy tình cảm giữa thầy trò đã gắn bó nhau hơn. Những em Trung bình, Yếu thường hay nhút nhát, rụt rè nay không còn nữa mà trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Từ đó các em càng ham thích đến lớp để hòa nhập

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_duy_tri_si_so_hoc_sinh_lop_2.doc