Sáng kiến kinh nghiệm Dạy trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh Lớp 2
Kiến thức về các phép tính là tuyến kiến thức trong mạch số học của chương trình môn Toán Tiểu học - mạch cốt lõi của môn Toán. Các bài dạy về phép tính chiếm phần lớn nội dung sách giáo khoa Toán 2. Vì vậy nó được coi là trọng tâm của môn Toán lớp 2. Các bài dạy về phép tính ở lớp 2 được chia thành nhiều nhóm như : Các bài dạy về cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100, các bài dạy về phép nhân ( chia) với 2, 3, 4, 5; các bài dạy về thành phần của mỗi phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép tính, các bài dạy về cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 1000, …Trong số các nhóm đó, nhóm các bài dạy về phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 có vai trò rất quan trọng. Nó là nền tảng, là cơ sở quan trọng để HS tiếp tục học phép trừ có nhớ ở các lớp 3, 4, 5 ; là kiến thức để các em sử dụng làm nhóm bài tính giá trị của biểu thức số
Tiếp nối phần cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 mà các em đã học ở lớp 1, sang lớp 2 các em được tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính toán cộng trừ, nhân, chia. Trong đó qua phần lớn số tiết toán trong học kì 1 giúp các em hình thành và có được kiến thức, kĩ năng ban đầu về cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. ,….
Học xong phần trừ có nhớ trong phạm vi 100, HS phải có kĩ năng trừ nhẩm 1 cách thành thạo nhưng không máy móc .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh Lớp 2

c em đã học ở lớp 1, sang lớp 2 các em được tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính toán cộng trừ, nhân, chia. Trong đó qua phần lớn số tiết toán trong học kì 1 giúp các em hình thành và có được kiến thức, kĩ năng ban đầu về cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. ,. Học xong phần trừ có nhớ trong phạm vi 100, HS phải có kĩ năng trừ nhẩm 1 cách thành thạo nhưng không máy móc . 2. Cơ sở thực tiễn - Hs rất lúng túng khi được giáo viên tổ chức hoạt động để tự chiếm lĩnh kiến thức phần trừ có nhớ. Từ lập bảng trừ đến vận dụng bảng trừ để trừ ở các bài liên quan tiếp sau. - Các em thuộc bảng trừ một cách máy móc, chưa biết tư duy phân tích một cách hợp lí. - Nhiều HS không thuộc các bảng trừ mà còn phải đếm ngón tay. Với các phép trừ ngoài bảng, đếm ngón tay khó hơn nên không thực hiện được - Nhiều Hs thấy chữ số cùng hàng của SBT bé hơn ST thì lấy ST trừ đi SBT - HS sau khi trừ xong hàng đơn vị thì trừ tiếp sang hàng chục mà không nhớ, 1 số em lại nhớ bằng cách cộng thêm vào SBT rồi trừ -...heo cột như sau: Viết SBT (11) ở trên, số trừ(5) ở dưới sao cho đơn vị thẳng đơn vị , chục thẳng chục, dấu phép tính ở giữ bên trái 2 số, kẻ vạch ngang thay cho dấu bằng. Tương tự cách làm như trên, GV định hướng cho HS tiếp tục hình thành các phép tính trong bảng trừ. Sauk hi thành lập xong bảng trừ, GV yêu cầu Hs nhận xét khái quát sự giống nhau, khác nhau trong các phép tính trừ trong bảng. Mối quan hệ của cùng một thành phần trong các phép tính để giúp Hs học thuộc bảng trừ 1 cách dễ dàng hơn khi Gv che hết thành phần của phép trừ. VD: Sau khi lập xong bảng 11 trừ đi một số, GV hỏi: + Trong các phéptrừ, có thành phần nào giống nhau? khác nhau? + Nhận xét gì về số trừ ở các phép trừ liên tiếp nhau trong bảng trừ? + Nhận xét gì về hiệu ở các phép trừ liên tiếp nhau trong bảng trừ? * KL: Số trừ tăng lên thì hiệu giảm đi b. Phần thực hành Ở phần bài tập thực hành của dạng bài hình thành bảng trừ trong phạm vi 20 hầu hết các bài toán đều ko khó, không phức tạp nhưng thường chứa đựng nhiều nội dung có thể khai thác, phát triển ở các mức độ khác nhau tùy đối tượng học sinh, nhất là ở bài tập 1. Ở bài tập này ta có thể tổng hợp, hệ thống kiến thức cũ đã học và kiến thức mới vừa học thành mạch kiến thức, khiến cho HS bước đầu có những nhận xét mang tính khái quát trong học toán. VD 1: Khi dạy bài 11 trừ đi một số: 11-5. Ở bài 1: Tính : 9+2 = 2 + 9 =. 11 – 9 = 11 – 2 = . Sau khi HS làm bài xong, GV yêu cầu HS nhận xét về điểm giống nhau, khác nhau của phép cộng 9+2=11 và 2 + 9=11? Hs sẽ nêu được : Đều có số hạng 2 và 9, tồng đều bằng 11, khác nhau ở vị trí các số hạng Như thế khi biết 9+2 thì tìm được ngay kết quả của 2+9. Lặp đi lặp lại nhiều lần với các bài tập tương tự ở tiết học này và cả ở các tiết học khác, HS nhận ra được : Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tồng không thay đổi. Gv cho Hs nhận xét các phép cộng và phép trừ trong một cột tính có gì giống nhau? Mối quan hệ như thế nào? ( Chúng đều có các số là 9,2,11) Khi biết 9+...c tính miệng của bạn đúng hay sai. Dạy phần luyện tập với HS không nắm chắc bảng trừ: Với những HS không thuộc , không nắm chắc bảng trừ, GV hướng dẫn các em cách phân tích để trừ có nhớ trong phạm vi 100 như sau: + Cách 1: Phân tích trừ nhẩm trong đầu. Lấy 10 của SBT , trừ đi số chữ chỉ đơn vị ở số trừ, còn bao nhiêu cộng với chữ số chỉ đơn vị của SBT, được chữ số chỉ đơn vị của hiệu, nhớ 1 sang chục của số trừ và trừ bình thường. VD: 34 17 17 . HS nhẩm (trong đầu) : 4 không trừ được 7, lấy 10 trừ 7 bằng 3, 3 cộng 4 bằng 7, viết 7 nhớ 1. . 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1. Yêu cầu HS trình bày trừ miệng , HS vẫn nêu trừ như phần tìm hiểu bài Như vậy phần : lấy 14 trừ 7, HS không nắm được bảng 14 trừ đi một số sẽ phải phân tích trong đầu như thao tác trên que tính khi xây dựng bảng trừ là “ 14 gồm 10 và 4, 10 trừ 7 bằng 3, 3 cộng 4( còn lại) bằng 7”. + Cách 2: Phân tích trừ nhẩm trong đầu “ tách chữ số chỉ đơn vị của số trừ thành 1 tổng sao cho số hạng thứ nhất bằng chữ số chỉ đơn vị của số bị trừ, rồi lấy 10 trừ đi số hạng thứ hai ( còn lại) ta được chữ số chỉ đơn vị của hiệu. Nhớ 1 sang chục của số trừ và trừ bình thường. VD: 72 34 38 . HS nhẩm như sau: 2 không trừ được 4, lấy 12 trừ 4 thì 12 trừ 2 bằng 10, 10 trừ 2 bằng 8, viết 8 nhớ 1. 3 thêm 1 bằng 4, 7 trừ 4 bằng 3, viết 3 Yêu cầu HS trình bày trừ miệng , HS vẫn nêu trừ như phần tìm hiểu bài. Như vậy với HS không thuộc bảng trừ : 12 trừ đi một số, phần trừ “ 12 trừ 4” HS phải phân tích nhẩm như thao tác trên que tính ( theo cách 1) là: 4 bằng 2 cộng 2, lấy 12 trừ 2 bằng 10, 10 trừ 2( còn lại) bằng 8. 3. Một số biện pháp khác: - Khi thành lập bảng trừ, ở mỗi công thức yêu cầu HS nêu các thao tác trên que tính để tìm kết quả ( định hướng theo cách 1, cách 2) - Trong 1 giờ học, nhiều HS được trình bày trừ miệng - HS đặt tính và tính trên bảng cá nhân để GV bao quát dược cả lớp, phát hiện sai sót giúp HS sửa chữa, bù đắp phần yếu 1 cách kịp thời. -Giao cho cán bộ lớp thường
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_day_tru_co_nho_trong_pham_vi_100_cho_h.docx