Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán Lớp 1

Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.

       Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc-chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. 

 Lớp 1 là lớp đầu tiên của bậc tiểu học đóng vai trò hết sức quan trọng vì vậy phương pháp dạy học đối với khối lớp  này cần hết sức quan tâm, đặc biệt là môn Toán. Qua nhiều năm tham gia giảng dạy đổi mới phương pháp dạy học “Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh”, cho thấy học sinh rất hứng thú và rất thích được học theo phương pháp đổi mới này. Tuy nhiên trong khi giảng dạy cũng gặp không ít khó khăn lúng túng về phương pháp làm thế nào để phát huy hết tính tích cực, chủ động của học sinh? Với mong muốn được chia sẻ và học hỏi thêm kinh nghiệm ở đồng nghiệp để chúng  thực hiện tốt hơn cho những năm học tới nên chúng  mạnh dạn thực hiện chuyên đề “ Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh”.

 

doc 11 trang Bảo Đạt 27/12/2023 3200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán Lớp 1
sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. 
 Lớp 1 là lớp đầu tiên của bậc tiểu học đóng vai trò hết sức quan trọng vì vậy phương pháp dạy học đối với khối lớp này cần hết sức quan tâm, đặc biệt là môn Toán. Qua nhiều năm tham gia giảng dạy đổi mới phương pháp dạy học “Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh”, cho thấy học sinh rất hứng thú và rất thích được học theo phương pháp đổi mới này. Tuy nhiên trong khi giảng dạy cũng gặp không ít khó khăn lúng túng về phương pháp làm thế nào để phát huy hết tính tích cực, chủ động của học sinh? Với mong muốn được chia sẻ và học hỏi thêm kinh nghiệm ở đồng nghiệp để chúng thực hiện tốt hơn cho những năm học tới nên chúng mạnh dạn thực hiện chuyên đề “ Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh”.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng việc ... thự hiện:
 Đổi mới không phải là thay toàn bộ các phương pháp truyền thống bằng những phương pháp hiện đại mà phải biết kết hợp một cách linh hoạt, hài hòa giữa các phương pháp đó làm sao để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Từ việc nhận thức về phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, nhận thấy các việc làm cần cụ thể như sau:
3.1. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
 Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, thực hành, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
 Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn 
hướng dẫn hành động. Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.
3.2. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
 Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão - thì không thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được chú trọng.
 Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ n...bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội. Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị cho học sinh.
3.4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
 Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực 
trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
 Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.
 Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.
 Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn là một công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học.
 Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_phat_huy_t.doc