Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Đạo đức Lớp 1

Như chúng ta đã biết kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống , giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại ... Kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống .

         Kĩ năng sống không phải tự nhiên có được mà phải hình thành dần trong quá trình học tập , lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống .Quá trình hình thành kĩ năng sống diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục . Kĩ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội .Kĩ năng sống mang tính cá nhân vì đó là kinh nghiệm của cá nhân .Kĩ năng sống mang tính xã hội vì kĩ năng sống phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội , chịu ảnh hưởng của truyền thống và văn hoá gia đình , cộng đồng , dân tộc.

       Kĩ năng sống có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội. Có thể nói kĩ năng sống là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống thích hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn thử thách, biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống.

       Dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong môn đạo đức lớp 1 tức là  thông qua các bài học đạo đức cụ thể giáo viên hình thành cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, biết chia sẻ đồng cảm với mọi người, thói quen tư duy trong sáng, giao tiếp hiệu quả, biết hợp tác ứng xử đúng mực, biết giao tiếp văn minh thân thiện, biết nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm chia sẻ, biết từ chối những việc có hại cho bản thân và xã hội...

        Tóm lại việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là việc rất cần thiết và nó được thực hiện thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi. Nhận thức được tầm quan trọng đó tổ 1 trường Tiểu học Tân Trào thực hiện dạy chuyên đề GDKNS cho HS qua môn đạo đức lớp 1.. Qua chuyên đề này mong sao tất cả giáo viên không những có thói quen rèn kĩ năng sống cho HS thông qua môn đạo đức mà còn  ở tất cả các môn học giúp học sinh có vốn sống, vốn giao tiếp, biết chia sẻ với mọi người......các em trở thành con người hoàn thiện hơn.

doc 5 trang Bảo Đạt 30/12/2023 220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Đạo đức Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Đạo đức Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Đạo đức Lớp 1
h hưởng của truyền thống và văn hoá gia đình , cộng đồng , dân tộc.
 Kĩ năng sống có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội. Có thể nói kĩ năng sống là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống thích hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn thử thách, biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống.
 Dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong môn đạo đức lớp 1 tức là thông qua các bài học đạo đức cụ thể giáo viên hình thành cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, biết chia sẻ đồng cảm với mọi người, thói quen tư duy trong sáng, giao tiếp hiệu quả, biết hợp tác ứng xử đúng mực, biết giao tiếp văn minh thân thiện, biết nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm chia sẻ, biết từ chối những việc có hại cho bản thân và xã hội...
 Tóm lại việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là việc rất cần thiết và nó được thực hiện thường xuyên ở ...ái quá, sống không lành mạnh, xa rời chuẩn mực đạo đức của dân tộc Việt Nam, gian lận trong học tập và thi cử....Đó là những biểu hiện đáng lo ngại. Có nhiều nguyên nhân đẫn đến tình trạng trên nhưng một nguyên nhân được coi là nguồn gốc sâu xa là do các em thiếu kĩ năng sống. Giáo dục kĩ năng sống là một nội dung rất quan trọng và thiết thực trong chiến lược giáo dục toàn diện của một nền giáo dục tiên tiến. Vậy Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua các môn học là một nội dung thiết yếu mà bất cứ nhà trường nào cũng phải quan tâm đến. Thông qua nội dung bài học, cách tổ chức các hoạt động dạy học giáo viên hình thành và xây dựng cho các em các kĩ năng sống như: quan sát, nhận xét, giao tiếp, phân tích, ....Việc Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học được thực hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục, nhưng không phải là lồng ghép, tích hợp thêm kinh nghiệm sống vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục một cách quá tải, mà theo một cách tiếp cận mới: đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập. Từ đó lồng ghép một cách nhẹ nhàng những kinh nghiệm sống vào bài học đến từng đối tượng học sinh. Trong quá trình dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua các môn học cần phải khơi gợi và phát huy sự tham gia của các em bên cạnh sự hướng dẫn của giáo viên. Tuyệt đối không nên áp dụng ý kiến hay suy nghĩ chủ quan của giáo viên. Tuyệt đối không được phê bình hay đánh giá khi các em làm gì đó chưa tốt. Bởi nếu vậy sẽ làm mất sự chủ động, tự tin và hoà nhập cùng bạn bè vì ở lứa tuổi này các em rất muốn thể hiện mình. Chuyên gia tâm lí học người Nga Dorothy Holte đã nói: “Nếu trẻ sống với sự phê bình, thì trẻ sẽ học cách chỉ trích”. Do đó điều trên là tối kỵ trong việc giáo dục nói chung và Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học nói riêng. Trong chương trình giáo dục Tiểu học vấn đề Giáo dục ...cho đạt hiệu quả. 
- Phải nghiên cứu kĩ tài liệu, đọc chuyên san, sách tham khảo ... nhằm đưa kiến thức GDKNS vào nội dung từng bài học cụ thể sao cho phù hợp và đạt được hiệu quả cao.
- Soạn kĩ bài để sắp xếp các kiến thức kĩ năng sống vào từng phần của từng hoạt động sao cho phù hợp, hiệu quả. Câu hỏi phải có nội dung nhẹ nhàng dễ đi vào tâm lí trẻ....
- Thông qua các bài đạo đức giáo viên phải biết cách đưa hệ thông kiến thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một cách nhẹ nhàng bằng những câu hỏi đơn giản
dễ thấm, dễ tiếp nhận.
* Đối với học sinh:
- Phải tự giác học tập. 
- Thực hiện theo các yêu cầu của GV đưa ra một cách có hiệu quả.
- Biết vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
- Biết tư duy trong sáng....và ra quyết định đúng, có hiệu quả cao...
4.Kết quả đạt được:
* Đối với giáo viên:
- Qua chuyên đề giúp Gv có thói quen rèn cho HS các kĩ năng sống trong các bài học cụ thể góp phần hình thành cho HS có các thói quen trong sáng lành mạnh.
- GV hiểu học sinh hơn, có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng HS.
- Trau dồi được vốn kiến thức cho bản thân, dày dặn kinh nghiệm trong cuộc sống, hoàn thiện mình hơn.....
* Đối với học sinh:
- Thông qua các bài đạo đức hình thành trong các em một số kĩ năng như: kĩ năng ứng xử ( biết ứng xử lễ phép với thầy cô , hoà đồng cùng bạn bè, biết cảm thông), kĩ năng giao tiếp ( biết đề nghị, bày tỏ thái độ, biết nói lời xin lỗi khi mình làm sai .......)
- Xây dựng được tình cảm , niềm tin với thầy cô, bạn bè , gia đình và xã hội Biêt quý trọng ông bà cha mẹ, uống nước nhớ nguồn....thông qua các bài đạo đức như: 
- Có tình cảm yêu quê hương đất nước, hiểu rõ trách nhiệm của mình....... ....thông qua các bài đạo đức như :Em là HS lớp 1; Gia đình em, Nghiêm trang khi chào cờ.
- Từ đó hình thành cho HS có thói quen tốt và có quyết định đúng đắn với các việc làm của mình.....giúp các em trở thành người con ngoan trò giỏi có ích cho xã hội.
Thực hiện chuyên đề người viết mong muốn các thành viê

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_qua.doc