Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh hứng thú, tích cực hơn trong học môn Sinh 6 thông qua chuẩn bị mẫu vật thật
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn sinh học 6 nghiên cứu chủ yếu về thế giới thực vật – rất gần gũi với học sinh của trường THCS thị trấn Phước Long. Do vậy, thay vì thông qua tranh ảnh mô hình có sẵn để dạy, điều đó sẽ có thể giúp các em hiểu nhưng dễ mơ hồ, học sinh ít thấy được sự đa dạng của Giới thực vật, cũng như đặc điểm đặc trưng của các loài thực vật khác nhau. Việc tìm hiểu, vận dụng, đổi mới phương pháp dạy và học là yêu cầu cần thiết để kích thích các em tích cực hơn trong học tập. Khi các em tự chuẩn bị những mẫu vật là những cây cối xung quanh mình dần dần giúp các em nhận biết các loài thực vật trong tự nhiên, vận dụng tìm ra kiến thức mới của bài học. Từ đó các em sẽ tự tin hơn trong hoạt động mỗi tiết học mà thầy cô đưa ra và đạt kết quả học tập cao hơn.
Học phải đi đôi vời hành thì mới nhớ lâu khắc sâu kiến thức được. Từ lý thuyết trong bài học các em được trực tiếp tiếp cận với mẫu thật, tăng cường sự tò mò, ham hiểu biết và sẽ có nhiều thắc mắc hơn đối với giáo viên. Chính vì điều này, tôi chọn đề tài để nghiên cứu là “Giúp học sinh hứng thú, tích cực hơn trong học môn sinh 6 thông qua chuẩn bị mẫu vật thật”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh hứng thú, tích cực hơn trong học môn Sinh 6 thông qua chuẩn bị mẫu vật thật

iáo viên. Chính vì điều này, tôi chọn đề tài để nghiên cứu là “Giúp học sinh hứng thú, tích cực hơn trong học môn sinh 6 thông qua chuẩn bị mẫu vật thật”. II. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Ở lứa tuổi học sinh lớp 6, kinh nghiệm sống còn ít, vốn hiểu biết còn nghèo nàn, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế...thì việc chuẩn bị mẫu vật thật sẽ làm tăng nguồn tri thức cho các em. Quan sát thực tiễn gần gũi giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chính xác hơn, từ đó học sinh nhớ lâu và hiểu kỹ hơn. III. M... cho lá me có cách mọc đối trong khí đó chỉ các lá chét của nó mới mọc đối, nhầm cây một lá mầm, cây hai lá mầm, cây có hoa, cây không có hoa, ... Đối với việc thực hiện yêu cầu của giáo viên, về chuẩn bị vật mẫu học tập, thì nhiều học sinh chuẩn bị vật mẫu cho có hay để được điểm cộng và không bị thầy cô nhắc nhở. Các em lấy mẫu thật nhiều, nhưng không lưu ý đến yêu cầu cần thiết khi chuẩn bị mẫu để học. Ví dụ yêu cầu quan sát rễ cây, nhưng các em chỉ chuẩn bị mẫu lá. Học về các loại quả nhưng các em chỉ mang đến lớp các quả để ăn, ... Đối với việc quan sát đồ dùng học tập: Các em có thói quen quan sát đồ dùng dạy học, tranh ảnh hay vật mẫu một cách qua loa, chiếu lệ. Các em không tư duy, so sánh hay đối chiếu, không tự tìm tòi mà chỉ dựa vào thông tin sách giáo khoa, cứ cho rằng ngày nào các em cũng thấy chúng, nhưng không biết rằng giới tự nhiên, luôn chứa đựng những điều kỳ thú cần các em khám phá như: Tại sao có màu sắc khác nhau ở các mặt của lá? Gân lá có đặc điểm gì? Cấu tạo trong thân cây non có gì khác thân cây gỗ già? Các bó mạch ở thân cây 1 lá mầm và 2 lá mầm? Đối với kỹ năng hoạt động nhóm: Các em chưa thật sự tích cực và có kỹ năng hoạt động theo nhóm, chưa quen với việc tự mình làm chủ, tìm tòi, nghiên cứu kiến thức trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên. II. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Biện pháp chung: - Môn sinh học nói chung và sinh học 6 nói riêng, thì việc giáo viên sử dụng vật mẫu thật vừa có tác dụng trực quan hóa các nội dung kiến thức, vừa mang tính minh họa, vừa là nguồn cung cấp tri thức quan trọng cho học sinh và giúp học sinh tham gia tích cực hơn trong giờ học. Học sinh sử dụng tốt các phương tiện trực quan, là cơ sở để hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho các em, tạo điều kiện cần thiết cho học sinh khả năng tìm tòi, phát hiện kiến thức. - Để giúp học sinh khai thác tri thức sinh học, từ vật mẫu thật hay tranh ảnh trong sách giáo khoa, thì học sinh phải có kiến thức, kỹ năng về thu thập vậ...huẩn bị được vật mẫu thật hai loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm. Để giúp học sinh chuẩn bị tốt, giáo viên cần yêu cầu cụ thể mẫu cây lúa, cây lục bình, cây chanh hay nhãn, bưởi con, ... có đủ rễ và đã rửa sạch, như thế các em sẽ dễ quan sát và so sánh hai loại rễ à đặc điểm và tên cây có loại rễ đó. Cũng cần phân công học sinh gieo một số hạt đậu hay để củ hành nơi ẩm để quan sát các miền của rễ. Ví dụ2: Bài 13 “Cấu tạo ngoài của thân” , các em cần chuẩn bị đủ các dạng thân chính: thân đứng, thân leo, thân bò và cần có đầy đủ các bộ phận của thân như: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách (chồi hoa, chồi lá). Lưu ý lấy các mẫu dễ quan sát như ở hoa mai, bông bụt, ... Tuy nhiên khi lấy vật mẫu chú ý kích thước cây, cành phù hợp và có ý thức bảo vệ thực vật, cảnh quan như lấy những cành cần tỉa thưa cho cây phát triển tốt à kích thích học sinh phát huy tính sáng tạo và óc quan sát tìm tòi. b) Việc sử dụng vật mẫu trong giờ học: Trước hết hướng dẫn học sinh quan sát vật mẫu, đối chiếu ghi chú sách giáo khoa, tìm hiểu các kiến thức liên quan, thông qua các câu hỏi gợi ý hay lệnh sách giáo khoa, tiếp theo trình bày các ý kiến nhận xét cá nhân hay nhóm trên vật mẫu thật, tranh ảnh hay mô hình, thí nghiệm nhằm tìm ra và nắm chắc điểm chủ yếu của kiến thức cần đạt. Ví dụ : Bài 42 “Lớp Hai lá mầm, lớp Một lá mầm”: Phần chuẩn bị vật mẫu: sau bài 41, giáo viên hướng dẫn cụ thể việc chuẩn bị vật mẫu cho bài 42. Lưu ý học sinh lấy mẫu có đủ rễ, thân, lá, hoa, quả càng tốt. Lấy mẫu các các cây mọc dại hoặc nhà trồng trên cơ sở tỉa thưa hay có thể xin từ nhà người quen hoặc lấy mẫu từ rau ăn mua ở chợ. Trong giờ học: giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị mẫu, hướng dẫn các em thực vật Hạt kín được chia làm hai lớp: lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm. Vậy thực vật trong hai lớp này khác nhau như thế nào? Để phân biệt chúng dựa trên các đặc điểm nào? Trước hết cho học sinh dựa trên vật mẫu nhắc lại các kiến thức đã học về kiểu rễ, dạng thân, kiểu gân lá của một số thực vật các em
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hung_thu_tich_cuc_hon_tr.doc