Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn thực hiện trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh Lớp 2 đạt hiệu quả
Chương trình môn Toán Tiểu học chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1( gồm lớp 1, 2, 3 và giai đoạn 2 (gồm lớp 4, 5). Chương trình Toán lớp 2 là một bộ phận của chương trình Toán Tiểu học và là sự tiếp tục của chương trình toán lớp 1. Chương trình này kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học Toán 2 ở nước ta. ở lớp 2 hoàn thành cơ bản phép cộng, phép trừ( trong học kì I). Học sinh học xong cộng, trừ( có nhớ) trong phạm vi 100 vừa là bước đầu của việc học phép nhân, chia trong phạm vi 5( học kì II). Có thể nói, nội dung dạy học “ các phép tính” ở lớp 2 được sắp xếp như là bước “chuyển tiếp” từ việc học phép cộng, trừ sang học phép nhân, chia: là “cầu nối” giữa bước 1 và bước 2 của giai đoạn 1 chương trình Toán Tiểu học. Vì thế, môn Toán lớp 2 chiếm vị trí rất quan trọng trong chương trình Toán Tiểu học. Tuy nhiên, trong thực tế, việc dạy học “các phép tính” cho HS còn gặp nhiều khó khăn đối với GV và HS, đặc biệt là dạy học hướng dẫn thực hiện trừ có nhớ trong phạm vi 100. GV tổ 2, 3 chúng tôi đã thảo luận giải quyết một số vấn đề đi đến thống nhất để có biện pháp dạy tốt phần: “Hướng dẫn thực hiện trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh lớp 2 đạt hiệu quả”.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn thực hiện trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh Lớp 2 đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn thực hiện trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh Lớp 2 đạt hiệu quả

c. Tuy nhiên, trong thực tế, việc dạy học “các phép tính” cho HS còn gặp nhiều khó khăn đối với GV và HS, đặc biệt là dạy học hướng dẫn thực hiện trừ có nhớ trong phạm vi 100. GV tổ 2, 3 chúng tôi đã thảo luận giải quyết một số vấn đề đi đến thống nhất để có biện pháp dạy tốt phần: “Hướng dẫn thực hiện trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh lớp 2 đạt hiệu quả”. B- NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG DẠY HỌC THỰC HIỆN TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100. 1- Về phía giáo viên: Hầu hết giáo viên, đặc biệt là giáo viên mới vào nghề hoặc chuyển khối rất lúng túng khi sử dụng đồ dùng dạy học, nhiều khi chưa hợp lí, chưa khai thác triệt để được giá trị sử dụng của đồ dùng hoặc mất quá nhiều thời gian. - Việc phân bố thời gian cho từng hoạt động trong tiết dạy chưa hợp lí. - Việc xử lí các tình huống trong giờ học của giáo viên chưa linh hoạt. Khả năng phối hợp các phương pháp để hướng dẫn HS chiếm lĩnh kiến thức mới và rèn kĩ năng thực hành chưa tốt, vẫn còn nặng về làm mẫu, giảng giải, chưa mạnh dạn ...ăng, nội dung điều chỉnh, phát huy năng lực của những học sinh có năng lực học tập tốt sao cho học sinh làm được hết các bài tập trong sách giáo khoa. Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng nội dung kiến thức và các bài tập phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, theo từng đối tượng học sinh. Ngoài ra, giáo viên và học sinh cần chuẩn bị đồ dùng cho chu đáo và sử dụng hiệu quả. 5- Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp phát huy tính tích cực theo đối tượng học sinh: Mỗi tiết học “ Hướng dẫn thực hiện trừ có nhớ trong phạm vi 100 đều có hai phần: phần học bài mới và phần luyện tập thực hành. a, Đối với phần học bài mới: Phần này trong sách giáo khoa Toán 2 hiện nay không nêu các kiến thức có sẵn mà thường chỉ nêu các tình huống có vấn đề (chủ yếu bằng hướng dẫn của giáo viên) với sự trợ giúp đúng mức của đồ dùng dạy học. Vì vậy, khi dạy phần bài mới, giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập để giúp học sinh: * Tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ của bài học. Khi dạy học sinh thực hiện các phép trừ có nhớ, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các que tính để học sinh tự hình thành các phép trừ và tìm được kết quả theo “ý tưởng ” thể hiện ở hình vẽ trong sách giáo khoa. Ví dụ: Khi dạy bài “ 31 - 5”, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành thao tác trên que tính để học sinh tự nêu được, chẳng hạn: có 31 que tính, muốn bớt đi 5 que tính ta làm như sau: Đầu tiên ta thay 1 thẻ 1 chục que tính bằng 10 que tính rời và 1 que tính rời ta có tất cả 11 que tính rời. Sau đó ta bớt đi 5 que tính, ta còn lại 6 que tính rời và 2 thẻ 1 chục que tính là 26 que tính. Vậy 31 – 5 = 26. *Chú ý: Nếu học sinh nêu cách làm khác để tìm kết quả (chẳng hạn: để bớt đi 5 que tính, trước tiên ta bớt đi 1 que, sau đó ta bớt tiếp 4 que nữa. Để bớt tiếp 4 que nữa ta thay 1 thẻ 1 chục que tính bằng 10 que tính rời, rồi ta bớt đi 4 que nữa, còn lại 6 que và 2 thẻ 1 chục là 26 que. Vậy 31 – 5 = 26. Hay HS có thể bớt lần lượt từng que bằng... nhằm rèn luyện kĩ năng cơ bản, quan trọng nhất là củng cố các kiến thức đã học. Mỗi bài tập trong phần luyện tập đều có mục tiêu riêng của bài tập đó. Do vậy, giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ để lựa chọn hình thức tổ chức luyện tập sao cho phù hợp và rèn luyện được các kĩ năng cơ bản mà bài tập đưa ra. Không được chia mỗi nhóm( hoặc mỗi học sinh) làm một phần của bài tập mà cả lớp cùng thực hiện. Đối với học sinh quá chậm, không thể làm hết được những bài tập cần làm theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thì giáo viên cần có kế hoạch giúp những học sinh đó về phương pháp làm bài để từng bước hoàn thành ở các tiết học buổi chiều, không được bắt các học sinh khác chờ đợi. Sau mỗi bài, học sinh nên tự kiểm tra hoặc giáo viên, bạn cùng kiểm tra, nếu đã làm xong thì nên chuyển sang bài sau. Khuyến khích HS làm được làm được hết các bài tập trong sách giáo khoa . Đặc biệt cần giúp các em khai thác thác nội dung tiềm ẩn trong bài tập bằng các câu hỏi mở rộng cho HS nhằm phát triển năng lực học tập cho HS. + Tạo sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các đối tượng học sinh. Khi cần thiết, có thể cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc cả lớp về cách giải của một bài tập. Nên khuyến khích học sinh nhận xét, bình luận về cách giải của mình, của bạn, kể cả của giáo viên...để giúp học sinh tự tin vào khả năng của mình và tự rút ra được kinh nghiệm làm bài cho bản thân. + Nên khuyến khích, hướng dẫn học sinh nói ra được những hạn chế của mình, của bạn, nêu cách khắc phục. + Giáo viên không nên làm thay hoặc chỉ dẫn quá chi tiết cách làm mà nên giúp học sinh phân tích bài tập để học sinh tự tìm ra được cần sử dụng kiến thức nào trong các kiến thức đã học để làm bài. Đặc biệt không nên “ áp đặt” học sinh theo phương án có sẵn mà nên động viên các em tìm và lựa chọn phương án tốt nhất. + Sau mỗi tiết học, giáo viên nên tạo cho học sinh niềm tin trong học tập bằng cách khuyến khích, nêu gương... 6- Nhận xét học sinh. Thường xuyên kiểm tra bài làm của học sinh để nắm bắt được
File đính kèm:
chuyen_de_huong_dan_thuc_hien_tru_co_nho_trong_pham_vi_100_c.docx