Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm đổi mới trong quản lý phòng chống bạo lực học đường tại trường Mầm non B Hưng Phú, năm học 2019-2020

1. Sự cần thiết của vấn đề
Tại Việt Nam, bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề rất nghiêm
trọng. Theo một số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ trong một năm học,
toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Số
liệu này cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi
cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn.
Mầm non là bậc học nhỏ nhất trong các bậc học, ở đây trẻ mầm non phụ
thuộc hoàn toàn vào người lớn, ít có trường hợp trẻ mầm non đánh nhau, có
chăng cũng không đến mức độ nghiêm trọng. Điều mà các bậc phụ huynh và xã
hội quan tâm trong trường mầm non là vấn đề bạo hành trẻ em, nghĩa là trẻ em
đến trường mầm non bị đánh, quát, áp lực về tinh thần,… ảnh hưởng lâu dài đến
sự phát triển của đứa trẻ sau này.
Ở nước ta, trong những năm gần đây, dư luận xã hội lên tiếng khá nhiều
về bạo lực học đường hay bạo hành trẻ em, với những lo ngại về sự đa dạng và
mức độ nguy hiểm của hành vi này. Thực chất, bạo lực học đường hay bạo hành
trẻ em không phải là một vấn đề mới, nhưng càng ngày, mức độ và tính chất của
hành vi càng nguy hiểm, phức tạp hơn. Trên các phương tiện thông tin đại chúng
liên tục đưa tin về các vụ giáo viên ngược đãi học sinh từ mẫu giáo cho đến đại
học như: vụ việc “bảo mẫu” hành hạ dã man một cháu nhỏ tại cơ sở mầm non
chủ yếu là diễn ra ở các trường tư thục trên cả nước.
Chính sự cấp bách trên, để quản lí tốt trường mầm non, phòng chống bạo
lực học đường, bạo hành trẻ em dưới mọi hình thức. Là cán bộ quản lí, tôi lựa
chọn “Kinh nghiệm đổi mới trong quản lý phòng chống bạo lực học đường
tại trường Mầm non B Hưng Phú, năm học 2019-2020” để nghiên cứu và áp
dụng trong thực tiễn công tác của mình. 
pdf 8 trang Hòa Minh 13/06/2023 7760
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm đổi mới trong quản lý phòng chống bạo lực học đường tại trường Mầm non B Hưng Phú, năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm đổi mới trong quản lý phòng chống bạo lực học đường tại trường Mầm non B Hưng Phú, năm học 2019-2020

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm đổi mới trong quản lý phòng chống bạo lực học đường tại trường Mầm non B Hưng Phú, năm học 2019-2020
ng và 
mức độ nguy hiểm của hành vi này. Thực chất, bạo lực học đường hay bạo hành 
trẻ em không phải là một vấn đề mới, nhưng càng ngày, mức độ và tính chất của 
hành vi càng nguy hiểm, phức tạp hơn. Trên các phương tiện thông tin đại chúng 
liên tục đưa tin về các vụ giáo viên ngược đãi học sinh từ mẫu giáo cho đến đại 
học như: vụ việc “bảo mẫu” hành hạ dã man một cháu nhỏ tại cơ sở mầm non 
chủ yếu là diễn ra ở các trường tư thục trên cả nước. 
Chính sự cấp bách trên, để quản lí tốt trường mầm non, phòng chống bạo 
lực học đường, bạo hành trẻ em dưới mọi hình thức. Là cán bộ quản lí, tôi lựa 
chọn “Kinh nghiệm đổi mới trong quản lý phòng chống bạo lực học đường 
tại trường Mầm non B Hưng Phú, năm học 2019-2020” để nghiên cứu và áp 
dụng trong thực tiễn công tác của mình. 
2. Tổng quan về sáng kiến 
* Cơ sở lý luận 
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công 
lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần 
và... bạo lực học đường trong 
cơ sở giáo dục; Kế hoạch số 558/KH-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2019, kế 
hoạch phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo 
dục phổ thông, giáo dục thường xuyên năm 2019 và một số văn bản hướng dẫn 
về công tác này. 
Thực hiện chỉ đạo các cấp về phòng chống bạo lực học đường, trường 
Mầm non B Hưng Phú cũng ban hành kế hoạch phòng chống bạo lực học đường 
và vi phạm pháp luật theo từng năm học và kế hoạch thực hiện chuyên đề “Đẩy 
mạnh phòng, chống bạo hành trẻ em trong nhà trường”. 
* Thực trạng của vấn đề 
Bạo hành trẻ em không còn là vấn đề mới mẻ trong những năm gần đây. 
Mooix mỗi một vấn đề, một vụ việc bạo hành được phát hiện là hồi chuông cảnh 
báo cho môi trường giáo dục thiếu an toàn, thiếu lành mạnh. Mặc dù được nhắc 
nhỡ, cảnh báo thường xuyên nhưng tình trạng bạo hành trẻ em trong các cơ sở 
giáo dục mầm non vẫn còn xảy ra và có chiều hướng gia tăng. Điển hình một số 
vụ bạo hành trẻ em xảy ra vào năm 2017 và 2018: 
Tháng 3/ 2017, Gò Vấp, một điểm giữ trẻ đã bị Tổ công an đình chỉ do 
bạo hành trẻ em. Trước đó, trên mạng xã hội đã xôn xao một clip ghi lại hình 
ảnh 2 bảo mẫu bắt các bé nằm ngửa và đổ thức ăn vào miệng, đánh đập, quát 
tháo trẻ rất thô bạo. 
Ngày 21/5, mạng xã hội xuất hiện clip bảo mẫu bóp miệng, lấy khăn đắp 
lên rồi đập vào mặt trẻ, và có những lời lẽ hăm doạ khi trẻ có biểu hiện ăn chậm. 
Sự việc được xác định xảy ra ở nhóm trẻ tư thục Mẹ Mười trên đường Thái Thị 
Bôi (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) 
Ngày 25/7, trên mạng xã hội, một tài khoản chia sẻ hình ảnh và thông tin 
một bé gái bị thâm sưng một bên má được cho là do cô giáo đánh. Khuôn mặt 
cháu bé sưng, bên má phải sưng, thâm tím. Quan sát qua camera của nhà trẻ cho 
thấy, cháu bị cô giáo kẹp cổ và tát liên tiếp vào mặt. Một số nguồn tin cũng cho 
hay, cô còn lấy dép đánh từ trên lưng xuống dưới chân cháu và và dọa, nếu cháu 
nói ra sẽ bị cắt lưỡi. 
Khoảng tháng 8/2018, một clip giáo viên mầm non nhồi nhé...ng 
tại trường Mầm non B Hưng Phú, năm học 2019-2020 
2.1. Tuyên truyền về phòng chống hành vi bạo lực tại gia đình. 
Nhà trường luôn chủ động trong việc trao đổi thông tin với gia đình trẻ 
cũng như chính quyền địa phương để có thể nắm bắt tình hình về điều kiện gia 
đình, mối quan hệ xã hội của gia đình trẻ, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để kịp 
thời uốn nắn những hành vi có nguy cơ trẻ gây ra bạo lực với bạn, với người 
thân hoặc cô giáo. 
Ngày nay do điều kiện kinh tế của các gia định tương đối ổn định, đa số 
gia đình ít con nên không tránh khỏi sự nuông chiều quá mức về vật chất cũng 
như về sở thích của trẻ nên có nhiều trẻ nên tạo cho trẻ một cái vỏ bọc quá cứng 
nhắc gây nên tâm lý, ỷ lại, dựa dẫm, chỉ biết hưởng thụ, thiếu sự tôn trọng với 
người khác chính vì điều này cũng là nguy cơ dẫn đến đứa trẻ có hành vi bạo 
lực. 
Cho nên, đội ngũ giáo viên cần tuyên truyền đến các bậc phụ huynh ngoài 
cho con cái có cuộc sống vật chất đầy đủ thì cha mẹ hãy là những người bạn 
đồng hành trong cả chặng đường làm người của con cái, cần giáo dục trẻ có sự 
sẻ chia, thông cảm, tôn trọng người khác. Cần có thái độ phê phán lên án những 
hành vi thô bạo và phải có những biện pháp xử lí có tính chất răn đe, để cho đứa 
trẻ hiểu và nhận biết sai trái của bản thân. 
2.2. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện 
phòng, chống bạo lực học đường, bạo hành trẻ em 
Mầm non là thế hệ tương lai của đất nước, thiết nghĩ muốn trẻ được phát 
triển toàn diện, phải tạo được môi trường sống thoải mái, tràn đầy tình yêu 
thương, đó là gốc rễ, điều kiện để các em phát triển toàn diện bản thân. Môi 
trường giáo dục bao gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội. 
Trong nhà trường cần xây dựng môi trường vật chất với đầy đủ đồ dùng, 
đồ chơi, các đồ dùng, đồ chơi phải có tính mở kích thích được sự hoạt động tích 
cực của đứa trẻ. Các đồ dùng, đồ chơi, các vật dụng khác ở trong trường, trong 
lớp phải đảm bảo an toàn, không sắt, nhọn, không độ

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_doi_moi_trong_quan_ly_phon.pdf