Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 giải toán có lời văn
Thực tế hiện nay, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin tiến bộ mạnh mẽ, trẻ em được tiếp cận tri thức qua nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau như thông tin đại chúng, thông qua truyền hình, tin học …. Trẻ em sớm phát triển về tư duy. Khối lượng tri thức của trẻ em ngày một gia tăng, nhận thức của các em ngày càng mở rộng. Trẻ em phát triển nhanh hơn có khả năng nhận thức tốt hơn. Vì thế dạy học không chỉ trang bị những kiến thức kỹ năng, kĩ xảo mà cùng với việc dạy học đó cần phải tổ chức như thế nào để đảm bảo dạy rèn tư duy cho học sinh.
Bằng thực tế giảng dạy ở khối lớp 1 nói chung và lớp 1 của tôi chủ nhiệm nói riêng quá trình tổ chức các hoạt động cho học sinh Tiểu học nói chung và hoạt động học môn Toán nói riêng đòi hỏi có tính cụ thể khoa học và còn mang tính nghệ thuật ở mỗi tiết học.
Muốn đảm bảo tính khoa học trong việc lên lớp, người thầy ngoài việc nắm vững các quy trình dạy học và trình tự lên lớp của một tiết học Toán qua cách thiết lập bài dạy cũng như trình tự một cách khoa học; Sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình chủ nhiệm. Người thầy còn phải nắm vững được đặc điểm tâm lí của trẻ lớp 1, ngoài ra còn nắm chắc quy luật giáo dục trẻ ở trong độ tuổi này: “ Học mà chơi, chơi mà học ”.
Thông qua các hoạt động học và các hoạt động vui chơi khác nhằm hình thành nhân cách ban đầu cho học sinh lớp 1. Lần đầu tiên trong đời các em được nghe thầy giáo, cô giáo nhắc nội quy trong trường, các nề nếp học tập trong lớp cũng như thực hiện nghiêm túc giờ giấc ra vào lớp. Tất cả đều là mới lạ, việc học còn khó. Vậy việc học Toán thì thế nào? Chắc chắn là khó khăn? Tôi cứ băn khoăn đặt ra những câu hỏi. Từ những năm học trước tôi dạy lớp 1 tôi thấy học sinh làm toán không nhanh, không chắc chắn, đặc biệt đối với dạng toán có lời văn.
Tôi bắt đầu nghiên cứu Toán lớp 1, tôi thấy:
Dạy học môn Toán ở lớp 1 nhằm giúp học sinh:
a. Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100, về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20, về tuần lễ và ngày trong tuần, về giờ đúng trên mặt đồng hồ; về một số nội dung hình học (Đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về bài toán có lời văn.
b. Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thực hành đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100; cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng (với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20 cm). Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm, vẽ điểm, đoạn thẳng). Giải một số dạng bài toán đơn về cộng trừ bước đầu biết biểu đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành, tập so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh.
Là một người giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 và đặc biệt là dạy môn Toán. Thực hiện chương trình đổi mới giáo dục toán học lớp 1 nói riêng, Toán tiểu học nói chung. Tôi rất trăn trở và suy nghĩ nhiều để học sinh làm sao làm được các phép tính cộng, trừ đã khó mà việc giải toán có lời văn thì càng khó hơn đối với học sinh lớp 1 nên tôi đi sâu về nghiên cứu: Một số biện pháp giúp HS lớp 1 giải toán có lời văn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 giải toán có lời văn

qua cách thiết lập bài dạy cũng như trình tự một cách khoa học; Sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình chủ nhiệm. Người thầy còn phải nắm vững được đặc điểm tâm lí của trẻ lớp 1, ngoài ra còn nắm chắc quy luật giáo dục trẻ ở trong độ tuổi này: “ Học mà chơi, chơi mà học ”. Thông qua các hoạt động học và các hoạt động vui chơi khác nhằm hình thành nhân cách ban đầu cho học sinh lớp 1. Lần đầu tiên trong đời các em được nghe thầy giáo, cô giáo nhắc nội quy trong trường, các nề nếp học tập trong lớp cũng như thực hiện nghiêm túc giờ giấc ra vào lớp. Tất cả đều là mới lạ, việc học còn khó. Vậy việc học Toán thì thế nào? Chắc chắn là khó khăn? Tôi cứ băn khoăn đặt ra những câu hỏi. Từ những năm học trước tôi dạy lớp 1 tôi thấy học sinh làm toán không nhanh, không chắc chắn, đặc biệt đối với dạng toán có lời văn. Tôi bắt đầu nghiên cứu Toán lớp 1, tôi thấy: Dạy học môn Toán ở lớp 1 nhằm giúp học sinh: a. Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, v...iản của bài học và thực hành. Tập dượt, so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khát quát hoá trong phạm vi của nội dung chương trình toán lớp 1. 2.2. Cơ sở thực tiễn Đối với trẻ là học sinh lớp 1, môn toán tuy có dễ nhưng để học sinh đọc-hiểu bài toán có lời văn quả không dễ dàng, vả lại việc viết lên một câu lời giải phù hợp với câu hỏi của bài toán cũng là vấn đề không đơn giản. Bởi vậy nỗi băn khoăn của giáo viên là hoàn toàn chính đáng. Vậy làm thế nào để giáo viên nói - học sinh hiểu, học sinh thực hành - diễn đạt đúng yêu cầu của bài toán. Đó là mục đích chính của đề tài này. 3. Thực trạng và nguyên nhân của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết. 3.1. Thực trạng Toán học là môn học có vị trí vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong đời sống và khoa học kĩ thuật hiện đại. Nó góp phần đào tạo học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo đáp ứng được mọi nhu cầu phát triển của khoa học công nghệ trong xã hội thời kì đổi mới. Việc dạy học giải toán ở tiểu học. Nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành, với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giúp học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất của con người lao động mới. Trong dạy học toán thì giải toán có lời văn là loại toán riêng biệt là biểu hiện đặc trưng của trí tuệ. Là mục tiêu của việc dạy học toán ở tiểu học nói chung và giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 nói riêng. Giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 1 là loại toán khó. Do đó việc dạy loại toán này đạt kết quả chưa cao vì : - Giáo viên đã hướng dẫn học sinh giải toán nhưng chưa xác định được chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu của sách giáo khoa. Giáo viên chưa chủ động, linh hoạt sáng tạo trong giảng dạy. Khi dạy chưa phân hoá đối tượng học sinh. - Giáo viên chưa trú trọng đến việc hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài toán hiểu nội dung bài toán ... văn. GV phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần này. Trước khi đưa ra các giải pháp thực hiện, tôi tiến hành ra đề kiểm tra, khảo sát và thu được kết quả cụ thể như sau: TT Lớp sĩ số HS viết đúng câu lời giải HS viết đúng phép tính HS viết đúng đáp số HS giải đúng cả 3 bước 1 1A 32 18 56,2% 22 68,7% 18 56,2% 18 56,2% 2 1B 32 16 50% 20 62,5% 17 53,1% 16 50% 3.2. Những nguyên nhân 3.2.1. Nguyên nhân từ phía GV: - GV chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài trước. Những bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài này hầu như HS đều làm được nên GV tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặt tính, tính toán của HS mà quên mất rằng đó là những bài toán làm bước đệm, bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này. Đối với GV dạy lớp 1 khi dạy dạng bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, cần cho HS quan sát tranh tập nêu bài toán và thường xuyên rèn cho HS thói quen nhìn hình vẽ nêu bài toán. Có thể tập cho những em HS giỏi tập nêu câu trả lời cứ như vậy trong một khoảng thời gian chuẩn bị như thế thì đến lúc học đến phần bài toán có lời văn HS sẽ không ngỡ ngàng và các em sẽ dễ dàng tiếp thu, hiểu và giải đúng. 3.2.2. Nguyên nhân từ phía HS: Do HS mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của các em còn mang tính trực quan là chủ yếu. Mặt khác ở giai đoạn này các em chưa đọc thông viết thạo, các em đọc còn đánh vần nên khi đọc xong bài toán rồi nhưng các em không hiểu bài toán yêu cầu gì. Chủ yếu do một số nguyên nhân sau: + Tư duy của học sinh còn mang tính trực quan là chủ yếu. + Đọc được đề bài nhưng lại chưa hiểu đề bài, chưa biết thế nào là tìm hiểu bài toán có lời văn. + Không biết tìm hiểu bài toán như: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Không hiểu các thuật ngữ toán học như: thêm, bớt, cho đi, mua về, bay đi, chạy đến,. . . và câu hỏi: Có tất cả bao nhiêu? Còn lại bao nhiêu? . . . . + Không biết tóm tắt bài toán, lúng
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_g.doc