Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 rèn kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị
Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học là sự vận dụng các phương pháp dạy học Toán nói chung cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, các điều kiện dạy học. Ở lớp 3, các em bắt đầu được làm quen với các dạng toán hợp cơ bản, trong đó có dạng toán liên quan rút về đơn vị. Dạng toán này có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, nó đòi hỏi các em phải có kĩ năng giải toán tốt, kĩ năng ứng dụng thực tế trong hàng ngày. Sau khi dạy giải toán ở lớp 3 nhiều năm liền, tôi thấy các em nắm được kĩ năng giải toán của giáo viên truyền đạt tới như là một văn bản của lí thuyết, còn nó có ứng dụng vào thực tế như thế nào đó thì chưa cần biết. Có những bài toán các em làm xong, không cần thử lại, không cần xem áp dụng trong thực tế như thế nào, cứ để kết quả như vậy mặc dù có thể sai. Đó là những tác hại lớn khi học toán. Những trăn trở này chính là lí do tôi nghiên cứu vấn đề: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 rèn kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị”.
Với kinh nghiệm nhỏ này, mục đích của tôi là đề xuất một số biện pháp để rèn kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị cho học sinh lớp 3; nhằm nâng cao chất lượng giải toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng và chất lượng môn Toán nói chung
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 rèn kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị

ị 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng sáng kiến vào giảng dạy môn Toán lớp 3 dạng: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị 3. Tác giả: Họ và tên: Phạm Thị Nguyệt Nam( nữ): nữ Sinh ngày 21 tháng 9 năm 1971 Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Tiểu học Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn, Trường Tiểu học Phượng Kỳ Điện thoại: 01634550976 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Phượng Kỳ 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên chủ động xây dựng nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp đối tượng. 6. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2017 – 2018 ( thử nghiệm) đến năm học 2019 – 2020. TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Phạm Thị Nguyệt XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD & ĐT TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học là sự vận dụng các phương pháp dạy học Toán nói chung cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, các điều kiện dạy học. Ở lớp 3, các em bắt đầu...i toán, tôi thấy các em rất thích giải toán khi các em đã có đủ vốn kiến thức, phương pháp giải toán. Các em giải toán đúng, chính xác hơn khi các em được khai thác kiến thức với phương pháp dễ hiểu nhất, dễ nhớ nhất. Với phương pháp này tôi đã trang thiết bị cho các em vốn kiến thức phương pháp cơ bản để các em giải dạng toán này không nhầm lẫn, sai sót dẫn đến chất lượng học của các em được nâng lên rõ rệt. 5. Đề xuất, kiến nghị Sáng kiến dạy giải toán liên quan đến rút về đơn vị cho học sinh lớp 3 đã bước đầu đạt được hiệu quả. Tuy nhiên để sáng kiến có được thành công đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm chắc nội dung, chương trình giảng dạy môn Toán; dành nhiều thời gian nghiên cứu thêm các tài liệu bổ trợ để có sự hiểu biết sâu rộng từ đó đưa ra được những phương pháp, hình thức dạy học phù hợp. Bên cạnh đó, giáo viên cần tập trung nghiên cứu kĩ thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và thông tư 22/2016/BGDĐT để khi đánh giá học sinh, lời nhận xét của giáo viên phải giúp học sinh biết phát hiện và khắc phục những lỗi sai trong quá trình giải toán một cách thường xuyên và kịp thời tạo hứng thú học tập cho các em. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lý luận Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng nhân cách con người. Trong các môn học ở tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng vì: Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác và học tiếp Toán ở Trung học. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học được hình thành chủ yếu bằng thực hành, luyện tập và thường xuyên được ôn tập, củng cố, phát triển, vận dụng trong học tập và trong đời sống. Như chúng ta đã biết, căn cứ vào sự phát triển tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học mà cấu trúc nội dung môn Toán rất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh. Ở lớp 3, các em được học các kiến thức, kĩ năng ở thời điểm kết thúc c...ộng học tập để các em tự tìm ra kiến thức mới. 2.2. Thực trạng giảng dạy Đi sâu vào tìm hiểu thực trạng dạy và học giải toán liên quan đến rút về đơn vị, tôi thấy còn có những hạn chế nhất định đó là: - Khi dạy học sinh tiết Toán dạng bài: liên quan đến rút về đơn vị đa số giáo viên vẫn còn bám sát các bài tập trong sách giáo khoa mà chưa chú ý sáng tạo những bài tập gắn liền với thực tế địa phương và cuộc sống xung quanh để rèn kĩ năng cho học sinh. Vì vậy giáo viên rất lúng túng và mất nhiều thời gian trong việc lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức dạy học sao cho tiết học đạt hiệu quả cao. - Một số giáo viên cho rằng mình là người duy nhất truyền thụ kiến thức cho học sinh mà không thấy rằng trong phương pháp dạy mới giáo viên chỉ là người định hướng, người tổ chức các hoạt động còn học sinh là người tự tìm tòi, tự khám phá và tự chiếm lĩnh kiến thức rồi cũng chính học sinh tự vận dụng một cách linh hoạt để biến cái cần học thành cái "vốn" cái "tài sản" của bản thân. - Một số giáo viên còn dạy "chay", học "chay" - Một số giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn. - Chưa có nhiều hình thức để học sinh tích cực, chủ động học tập. Thống kê chất lượng 42 học sinh khối 3 tháng 5 năm học 2017-2018. Kết quả như sau: Lớp Sĩ số 9 – 10 7 - 8 5 - 6 1 - 4 SL % SL % SL % SL % 3A 23 6 26 8 35 6 26 3 13 3B 19 4 21 6 30.5 6 30.5 3 16 Qua dự giờ thăm lớp và trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả giải toán liên quan đến rút về đơn vị của học sinh lớp 3 chưa cao là do các nguyên nhân sau: a. Nội dung chương trình * Nội dung chương trình dạy giải Toán liên quan đến rút về đơn vị cho học sinh lớp 3 trong một thời lượng ngắn chỉ có 7 tiết. - Thời gian học không liền mạch (dạng 1 học trong tuần 25, dạng 2 học trong tuần 32) b.Về phía giáo viên - Giáo viên chưa mạnh dạn tìm tòi, nghiên cứu nhiều biện pháp, chưa thực sự gây được hứng thú, tính tích cực của học sinh. - Giáo viên thiếu tin tưởng vào học sinh
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_r.doc