Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1 - Phần âm môn Tiếng Việt CNGD
- Hình thành các kĩ năng đọc ở 4 mức độ: to, nhỏ, nhẩm thầm và sử dụng thường xuyên.
- Kĩ năng đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo bộ đồ dùng Tiếng Việt.
* Ví dụ: Ở bài học “Tách lời ra từng tiếng” giáo viên đưa ra câu thơ”:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Để giúp học sinh đọc được và học thuộc câu thơ trên, mặc dù các em chưa biết chữ cái. Giáo viên dùng các vật liệu như: mô hình hình tròn, hình vuông, nam châm, nắp bia, viên sỏi, …mỗi một hình vuông, hình tròn, nam châm, nắp bia, viên sỏi thay thế cho một tiếng trong câu thơ, sau đó cho học sinh luyện đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. Sau khi học sinh đọc thuộc câu thơ, học sinh tự lấy được hình vuông trong bộ đồ dùng Tiếng Việt để xếp hai câu thơ và đếm xem có bao nhiêu hình vuông là bấy nhiêu tiếng.
Khi học sinh đã nắm được các kí hiệu giáo viên chỉ giao việc 1 lần, câu lệnh hoặc kí hiệu phải rõ ràng đảm bảo 100% học sinh nghe và hiểu. Khi giao việc giáo viên đứng vị trí thích hợp để quan sát tất cả học sinh trong quá trình thực hiện.
Việc rèn đọc cho học sinh không thể thiếu hướng dẫn tư thế cầm sách: khi đứng đọc (tay trái cầm giữa thân quyển sách theo chiều dọc, tay phải giữ ở góc phải dưới của quyển sách, mắt cách quyển sách 25cm đến 30 cm; khi ngồi đọc sách để trên mặt bàn, tay trái giữ mép bên trái của sách, ngón trỏ tay phải chỉ dưới chân chữ theo từng tiếng cô giáo hoặc bạn đọc). Khi đọc phải to, rõ ràng, đủ cho cả lớp nghe
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1 - Phần âm môn Tiếng Việt CNGD

và thực hiện lại). + Lỗi về phát âm: sai phụ âm đầu tr/ch; s/x; p/b, sai do phương ngữ “âm tr đọc thành ch”, “âm s đọc thành x”, “âm p” đọc là b”. * Ví dụ: “trà mi” đọc thành “chà mi”; “cá trê” đọc thành “cá chê”; “số ghế” đọc thành “ xố ghế”; “sẻ” đọc thành “xẻ”; “pô – li – me” đọc thành “bô – li – me”; “pa – nô” đọc thành “ ba – nô” + Lỗi về dấu thanh “thanh sắc và thanh ngã” . * Ví dụ: “khe khẽ” đọc thành “khe khé”; “ngã ba” đọc thành “ngá ba”; “ngẫm nghĩ” đọc thành “ngấm nghí”, + Lỗi âm “kh” thành “h”. VD: quả khế thành quả hế. Lượng kiến thức nặng so với học sinh lớp 1 (VD: Ngay bài đầu tiên, nhiều học sinh chưa biết chữ cái nhưng đã phải viết như dạng chính tả. Trước đây, học hết 8 tuần, các em thuộc bảng chữ cái và có thể ghép âm thành vần, thành tiếng. Hết 6 tuần đầu học sinh đã phải đọc những bài dài tới 30 tiếng, hay có bài học bốn, sáu vần đối với học sinh lớp một là quá nhiều. b, Về phía giáo viên: Giáo viên thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tiết dạy, bám sát thiế...- Khi học xong bài nào, GV cần cho HS về nhà đọc lại bài đó và giao cho HS đọc trước bài hôm sau. VD: khi học xong bài âm /c/, GV yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài âm /c/ và đọc trước bài âm /ch/. 3. Hướng dẫn cách phát âm, đánh vần, phân tích vần Đối với học sinh lớp 1 kĩ năng đọc đúng là quan trọng nhất. Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu, đòi hỏi người giáo viên phải có những hiểu biết, kinh nghiệm kĩ năng hướng dẫn tốt. Khi hướng dẫn học sinh phát âm, cần dùng lời nói mạch lạc, đơn giản để học sinh dễ hiểu và có thể tự mình phát âm đúng. Đối với những âm, vần, tiếng dễ nhầm lẫn, giáo viên cần phải so sánh, phân tích cụ thể cách phát âm (môi - răng - lưỡi, đường dẫn hơi, điểm thoát hơi) vì thế những học sinh thường gặp khó khăn khi phát âm một số âm như: tr/ch; s /x; n/ng; d /gi; b/p đã nắm và phát âm chính xác. Khi dạy kĩ năng đọc chúng ta phải chú ý quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp và phải dạy theo nhóm trình độ của học sinh. Hướng dẫn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn. Nếu học sinh đọc đúng, đọc tốt thì giáo viên dành cho luyện đọc nâng cao (đối với HS năng khiếu). Giáo viên phải kiên trì liên tục và có hệ thống. Thông thường các em đọc sai rất ngại đọc vì sợ các bạn chê cười, chế nhạo,... Giáo viên phải giải toả tâm lí cho học sinh bằng những lời khen, lời động viên dù nhỏ. Đồng thời phải giải thích cho các em cùng hiểu, để cùng thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ bạn đọc tốt hơn. Giáo viên phải phát âm chuẩn để học sinh phát âm theo. Chỉ phát âm một lần, nhưng phải rõ ràng, chính xác. Đối với các em còn chậm, cần quan tâm chú trọng đến các em nhiều hơn. Nếu các em phát âm sai, giáo viên phải phát âm lại 2 - 3 lần, để giúp các em sửa chữa và nắm được, nắm chắc các âm đó. Dạy cho học sinh phát âm đúng, tôi không quên rèn kĩ năng nghe. Ở đây giọng đọc của giáo viên rất quan trọng, giữa nghe và phát âm có mối quan hệ rất chặt chẽ cho nên rèn luyện kĩ năng nghe cũng hỗ trợ rất nhiều cho kĩ năng đọc. Lỗi học sinh còn phát âm sa...c sinh đọc thuộc vẹt do được đọc trước ở nhà nên GV cần chỉ xuôi, chỉ ngược, không theo thứ tự. Với cách chỉ như vậy, HS bắt buộc phải tự đánh vần mà đọc. 4. Giáo viên làm mẫu, đọc mẫu phải chuẩn xác Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em luôn coi thầy, cô giáo của mình là thần tượng, là chuẩn mực. Đặc điểm tâm lí của học sinh ở lứa tuổi này là hay bắt chước, hay làm theo. Các em thích mình giống như thầy cô và người lớn. Các em thường “bắt chước” cô từ cách ăn mặc, đi đứng, cho đến lời nói, cử chỉ, chữ viết, Học sinh lớp 1 hằng ngày đến lớp chủ yếu được nghe giọng nói của giáo viên. Vì vậy giáo viên cho học sinh nghe đúng, nghe hay thì việc học sinh đọc sai, viết sai từng bước được khắc phục. Muốn học sinh phát âm tốt thì giáo viên phải phát âm chuẩn xác. Tuy vậy, nếu sử dụng phương pháp làm mẫu không khéo léo, sẽ dẫn đến tình trạng “lạm dụng”, tiết học sẽ trở nên nhàm chán và không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì thế, giáo viên chỉ nên sử dụng phương pháp này khi thấy thật cần thiết, đó là khi các em học sinh dù qua hướng dẫn, không thể tự mình phát âm đúng. Khi vận dụng phương pháp đọc mẫu cho học sinh, giáo viên cần rèn luyện cho các em biết kết hợp cả kĩ năng nghe và nhìn (nghe tiếng phát âm và quan sát môi, miệng, lưỡi của cô). Như thế học sinh sẽ phát âm đúng và dễ dàng hơn. Khi đọc mẫu, không đơn giản chỉ là phát ra âm tiết mà cần biết phối hợp với thuật “hình môi” nhằm hướng dẫn các em phát âm chuẩn xác hơn. Nếu học sinh chỉ nghe mà không nhìn miệng cô đọc thì việc phát âm sẽ không đạt hiệu quả cao, vì trong môn Tiếng Việt 1- CGD việc quan sát môi khi giáo viên phát âm là rất quan trọng. Hướng dẫn học sinh xác định nguyên âm và phụ âm: + Khi phát âm các nguyên âm: phải há miệng, luồng hơi đi ra tự do, có thể kéo dài. + Khi phát âm các phụ âm: phải ngậm miệng lại, bật môi cho luồng hơi thoát ra, luồng hơi đi ra bị cản, không thể kéo dài được. Bằng cách phát âm đó học sinh dễ nhận biết nguyên âm, phụ âm. Nhìn miệng bạn phát âm
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh.doc