Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học buổi 2 môn Toán

Môn Toán là môn học giữ vị trí đặc biệt quan trọng, như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Trong các môn khoa học, Toán học giữ một vị trí nổi bật. Nó có tác dụng lớn đối với kĩ thuật, với sản xuất và chiến đấu. Nó là một môn thể thao của trí tuệ, giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề, giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh sáng tạo. Nó còn giúp chúng ta rèn những đức tính quý báu khác như: cần cù và nhẫn lại, tự lực cánh sinh, ý chí vượt khó, yêu thích chính xác, ...”.

      Với việc học buổi hai trên ngày, môn Toán được tăng thời lượng thêm1 - 2 tiết/ tuần. Đây là những tiết tăng ngoài chương trình bắt buộc của Bộ giáo dục. Sở giáo dục cũng như Phòng giáo dục đã có những chỉ đạo chung cho việc dạy các tiết tăng này. Qua đó mỗi GV tự chủ động trong việc lên kế hoạch cũng như việc soạn giảng. Với mục đích tạo thời gian và nội dung ôn tập hợp lí và hiệu quả  nhất cho mỗi lớp, mỗi trường. Dựa trên những chỉ đạo chung đó, mỗi người GV đã chủ động trong việc giảng dạy của lớp mình. Tuy nhiên thực tế không phải sự chủ động nào cũng hợp lí và mang lại hiệu quả thiết thực. Vẫn cần có sự thống nhất cụ thể về việc sắp xếp nội dung giảng dạy cũng như phương pháp và hình thức giảng dạy. Nhất là đối với môn Toán, một muốn tạo được sự hứng thú cho rất nhiều HS những cũng là môn học mà HS nào đã “đuối” thường dễ mất tự tin nhất. Bởi đây là môn học đòi hỏi sự chính xác cao, có kết quả tường minh và ứng dụng gần gũi, thực tế.

       Khi xem xét những vấn đề trên, tổ chúng tôi thấy rằng cần thiết có một buổi chuyên đề để thảo luận về “Nâng cao chất lượng dạy học buổi hai- môn Toán” để thảo luận về nội dung và phương pháp giảng dạy các tiết Toán tăng ở buổi hai. 

docx 8 trang Bảo Đạt 29/12/2023 480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học buổi 2 môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học buổi 2 môn Toán

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học buổi 2 môn Toán
o chung cho việc dạy các tiết tăng này. Qua đó mỗi GV tự chủ động trong việc lên kế hoạch cũng như việc soạn giảng. Với mục đích tạo thời gian và nội dung ôn tập hợp lí và hiệu quả nhất cho mỗi lớp, mỗi trường. Dựa trên những chỉ đạo chung đó, mỗi người GV đã chủ động trong việc giảng dạy của lớp mình. Tuy nhiên thực tế không phải sự chủ động nào cũng hợp lí và mang lại hiệu quả thiết thực. Vẫn cần có sự thống nhất cụ thể về việc sắp xếp nội dung giảng dạy cũng như phương pháp và hình thức giảng dạy. Nhất là đối với môn Toán, một muốn tạo được sự hứng thú cho rất nhiều HS những cũng là môn học mà HS nào đã “đuối” thường dễ mất tự tin nhất. Bởi đây là môn học đòi hỏi sự chính xác cao, có kết quả tường minh và ứng dụng gần gũi, thực tế.
 Khi xem xét những vấn đề trên, tổ chúng tôi thấy rằng cần thiết có một buổi chuyên đề để thảo luận về “Nâng cao chất lượng dạy học buổi hai- môn Toán” để thảo luận về nội dung và phương pháp giảng dạy các tiết Toán tăng ở buổi hai. 
II. THỰC TRẠNG:
 1...iểm nhận thức của từng HS, dựa trên lượng kiến thức đã đạt được trong buổi 1, phát hiện kịp thời lỗ hổng của học sinh để bổ túc kiến thức kịp thời ở buổi 2.
- Xác định mục tiêu cần đạt với từng nhóm đối tượng HS.
- Chuẩn bị nội dung: các phần HS chưa làm hết ở buổi 1, hệ thống kiến thức, bài tập được lựa chọn ở các STK (vở bài tập, Vở ôn luyện và kiểm tra...) được thiết kế từ dễ đến khó dành cho tất cả các đối tượng HS. 
- Lựa chọn Phương pháp hình thức tổ chức phong phú hấp dẫn, rèn được các kĩ năng: độc lập, hợp tác, bày tỏ...tạo cho các đối tượng HS cùng được tham gia. Kết hợp tổ chức các hoạt động học vui để học sinh bớt căng thẳng: vui chơi, hội thi, tham quan...
2. Vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy:
a. Kiểm tra bài cũ:
 Việc kiểm tra bài cũ trong những tiết này không chỉ nhằm kiểm tra kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn phải tái hiện được một phần kiến thức hoặc hoàn toàn kiến thức. Kiểm tra bài cũ tuy vậy không thể khiến HS ngỡ ngàng hay bối rối và tuyệt nhiên không có nâng cao ở phần này.
b. Hướng dẫn luyện tập:
* Hình thức 1: Tung ra toàn bộ kiến thức cần ôn tập.
 Hình thức này áp dụng với những tiết luyện tập chung với việc ôn tập nhiều mạch kiến thức. GV có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: GV tung ra kiến thức, nêu vấn đề cần giải quyết và điều khiển HS giải quyết vấn đề đó. Phương pháp này rất phù hợp với việc dạy và học buổi hai vì nó giúp HS tư duy độc lập và người GV có thể kiểm soát được mức độ hiểu của HS. Phương pháp động não thường được sử dụng khi hình thành kiến thức mới hoặc khi muốn tái hiện toàn bộ hay bộ phận kiến thức. Để sử dụng thành công, đòi hỏi người GV phải có sự chuẩn bị kĩ càng về: hệ thống câu hỏi và bài tập, các tình huống sư phạm có thể xảy ra, dự kiến được một số tình huống sai. Theo đó, GV đưa ra các bài tập đã chuẩn bị cho HS thảo luận nhóm đôi để nêu cách làm mỗi bài tập.
 	- Phương pháp đàm thoại: Không để HS nói tự do trong lớp mà phải nói có chủ đích, nói theo sự ...i tập, HS là người phân tích đưa ra đường lối trình bày bài làm rồi kiểm định kết quả. GV chỉ là người dẫn dắt, gợi mở. GV cần tránh việc phân tích và thực hiện từng bước với những phần kiến thức đã học vì dễ làm HS thụ động, chỉ nên làm như vậy với HS gặp khó khăn. Khi GV đưa ra bài tập, cần quan sát mức độ hoàn thành của các em, độ chính xác trong bài làm để tiếp tục đưa ra những bài tập tiếp theo. GV chữa bài, củng cố kiến thức. Khi GV củng cố kiến thức, cần cho HS nêu bật được cách thức làm bài, chỉ ra cái sai, cái hay trong bài, cách kiểm định kết quả, nắm bắt chỗ hổng và lấp đầy chỗ hổng kiến thức ở các em. Nếu những bài tập rèn luyện kĩ năng mà HS hay nhầm, GV có thể đưa ra một bài làm mẫu mực để HS lưu ý hoặc đưa ra một hay nhiều tình huống sai điển hình để HS nhận xét, chỉ ra cái sai, rút kinh nghiệm.
* Hình thức 3: Chia nhóm HS theo trình độ.
- Đây là một hình thức khó, đòi hỏi người GV phải có kiến thức vững vàng, khả năng xử lí tình huống sư phạm nhanh nhạy. GV sẽ phải chuẩn bị sẵn những phiếu bài tập và những bảng nhóm lớn để chữa bài. Cụ thể:
+ Nhóm 1: HS gặp khó khăn ở môn học: Phiếu học tập dành cho nhóm này là những bài tập ở mức độ biết và rèn kĩ năng, có thể đan xen một số ý vận dụng. Nhóm này thường ít nhưng GV lại mất nhiều công phu nhất. GV cho các em ngồi bàn tròn, phát phiếu học tập, thảo luận làm bài. Khi chữa bài, các em có quyền ghi ra ý kiến của riêng mình lên bảng phụ lớn về bất cứ câu hỏi nào của GV. GV là người tổng kết, đánh giá.
 	+ Nhóm 2: HS đại trà trong lớp: Đối tượng HS này thường chiếm nhiều nhất trong lớp nên GV cho bầu nhóm trưởng, giúp theo dõi và điều khiển. Cách thực hiện giống với nhóm 1, chỉ khác ở khâu chữa bài. Trong bước chấm, chữa ở nhóm này, GV cần khéo léo trình bày trên bảng phụ, cùng các em bày tỏ những ý kiến về bài tập đã làm; cho nhiều em đọc bài làm của mình, chỉ ra cái được và chưa được; gợi mở để chính các em là người nhận xét, biện luận cho từng kết quả.
 	+ Nhóm 3: HS có năng lực, sở trường: 
 	 Nhó

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_buoi_2_mon.docx