Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giờ dạy toán buổi hai Lớp 4&5

Như chúng ta đã biết, việc hình thành các kĩ năng về môn Toán đều thông qua luyện tâp.  HS chỉ nắm vững các kiến thức toán học  khi được thực hành, luyện tập.Thực hành luyện tập góp phần nâng cao  chất lượng dạy học toán nói riêng và chất lượng dạy học ở Tiểu học nói chung. Tuy nhiên hiện nay dạy học tiết toán buổi 2 hiện nay gặp rất nhiều khó khăn :

 - Trong lớp nhiều đối tượng HS  với nhiều khả năng tiếp thu khác nhau.

-  Toán buôỉ 2 là 1 tiết học khó,  nan giải, hầu hết không có  tài liệu, bài tập có sẵn.

- Mục tiêu của tiết dạy toán buổi 2 lại nhằm ôn luyện các kiến thức cơ bản nhằm hình thành khái niệm, khắc sâu, hệ thống hoá và tổng hợp kiến thức.

- Toán buổi 2 còn nhằm mục đích phát hiện và bồi dưỡng HS năng khiếu, phụ đạo HS chưa hoàn thành bài học.

 Xuất phát từ những lí do trên mà tổ 4- 5 đã tiến hành hội thảo, xây dựng chuyên đề :     “Nâng cao hiệu quả giờ dạy toán buổi hai”.

docx 8 trang Bảo Đạt 28/12/2023 1120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giờ dạy toán buổi hai Lớp 4&5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giờ dạy toán buổi hai Lớp 4&5

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giờ dạy toán buổi hai Lớp 4&5
 nan giải, hầu hết không có tài liệu, bài tập có sẵn.
- Mục tiêu của tiết dạy toán buổi 2 lại nhằm ôn luyện các kiến thức cơ bản nhằm hình thành khái niệm, khắc sâu, hệ thống hoá và tổng hợp kiến thức.
- Toán buổi 2 còn nhằm mục đích phát hiện và bồi dưỡng HS năng khiếu, phụ đạo HS chưa hoàn thành bài học.
 Xuất phát từ những lí do trên mà tổ 4- 5 đã tiến hành hội thảo, xây dựng chuyên đề : “Nâng cao hiệu quả giờ dạy toán buổi hai”.
II- NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC TOÁN BUỔI HAI :
A. Nắm bắt khả năng học Toán của HS trong lớp:
	Ngay từ khi nhận lớp dựa trên kết quả học tập của các em ở lớp truớc, kết quả một số bài kiểm tra khảo sát GV nắm bắt được khả năng học Toán của HS trong lớp.
B. Phát hiện những lỗi thường gặp, những khó khăn mà HS thường gặp phải trong từng mạch kiến thức
	1.Số học:
	1.1..Đọc số :
* Đọc thiếu chữ “mươi”.
VD:Đọc số sau: 23 456 :
+ Sai lầm thường gặp: HS đọc là : Hai ba nghìn bốn trăm năm sáu.
+ Cách giải quyết :Nhắc nhở kịp thờ ... vị sang hai đơn vị, ví dụ : 3457 tấn = ..tấnkg.
- Đổi đơn vị đo diện tích, đơn vị đo thể tích hay nhầm với đơn vị đo độ dài
Ví dụ: HS thường làm : 35 m2 = 3500cm 2
- Khi thực hiện các phép tính trên đơn vị đo học sinh quên không ghi tên đơn vị đo ở kết quả
Ví dụ : Học sinh thường làm : “413kg + 125kg =538
+ Cách giải quyết :
- Yêu cầu HS ghi nhớ các đơn vị đo và mối quan hệ giữa chúng
- Trước khi thực hiện đổi cần xác định xem đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé hay từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, mối quan hệ giữ 2 đơn vị đó là bao nhiêu.
- Chú ý phân biệt giữa đơn vị đo diện tích, thể tích đối với các đơn vị đo khác
3. Hình học :
+ Sai lầm thường gặp:
- Quên công thức tính chu vi, diện tích, thể tích một số hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi, hình tam giác, hình thang, hình tròn hoặc nhớ từ công thức no sang công thức kia.
- Ghi nhầm danh số trong các bài toán diện tích , thể tích từ đơn vị đo diện tích, thể tích sang đơn vị đo độ dài
- Khi tính diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật học sinh thường hay lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích một mặt đáy mà quên không nhân diện tích một mặt đáy này với 2.
+ Cách giải quyết :
- Yêu cầu học sinh thuộc các công thức tính chu vi, diện tích, thể tích một số hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi, hình tam giác, hình thang, hình tròn để tránh việc nhớ từ công thức nọ sang công thức kia.
- Trước khi ghi danh số cần xác định rõ xem đây là đơn vị đo nào.
- Giúp HS có thói quen hiểu để vận dụng chứ không vận dụng một cách máy móc. Chẳng hạn tính diện tích xung quanh của một hình là tính diện tích 4 mặt của hình đó còn tính diện tích toàn phần là tính diện tích 6 mặt của hình đó. Nếu HS hiểu như vậy thì khi vận dụng tính nếu không may quên công thức vẫn có thể tự mình khôi phục lại được công thức để tính và có câu trả lời chính xác.
4.Giải toán :
a. Một số sai lầm học sinh thường mắc khi giải toán có lời văn và cách khắc phục:
* Không xác định được dạng toán hoặc xác định không đ... học sinh thưòng chỉ dừng lại ở việc tìm ra thời gian người đó đi đến B( 4 giờ ) mà không tìm xem thời điểm người đó đến B lúc mấy giờ theo yêu cầu của bài toán
 + Cách giải quyết :Giáo viên phải hướng dẫn để học sinh hiểu 4 giờ là khoảng thời gian còn 10 giờ là thời điểm. Hỏi người đó đến B lúc mấy giờ? tức là tính thời điểm . Vậy “ Thời điểm “ là một mốc thời gian".
c. Quy trình giải toán có lời văn 
	- Nhận dạng toán: Mỗi bài toán có một nội dung khác nhau, có thể được thể hiện ở các dạng khác nhau. Nếu chúng ta không hướng dẫn học sinh nhận dạng toán tốt thì các em dễ bị nhầm lẫn giữa dạng toán này với dạng toán khác. Do đó trước khi hướng dẫn học sinh nhận dạng toán, giáo viên cần cho học sinh đọc kỹ đầu bài toán, suy nghĩ về ý nghĩa bài toán, nội dung bài toán, đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán và những dấu hiệu đặc trưng thông qua việc xuất hiện các thuật ngữ các em có thể nhận ra được bài toán thuộc dạng toán nào. (Chớ vội tính toán khi chưa đọc kĩ đề toán). 
	- Tóm tắt bài toán: Cho HS đọc kĩ đề bài sau đó diễn đạt ngắn gọn nội dung bài toán bằng ngôn ngữ hoặc minh hoạ bằng sơ đồ, hình vẽ.
	- Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng: Thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện bài toán , giữa cái đó cho( cái đó biết) với cái cần tìm trong bài toán để tìm ra hướng đi của bài toán. Học sinh phải suy nghĩ xem để trả lời câu hỏi của bài toán phải thực hiện phép tính gỡ? Suy nghĩ xem từ số đó cho và điều kiện của bài toán có thể biết gỡ, có thể làm tính gì, phép tính đó có thể giúp trả lời câu hỏi nào của bài toán. 
	- Lập kế hoạch giải toán: Trên các cơ sở mối quan hệ giữa các đại lượng, suy nghĩ để thiết lập trình tự giải toán. HS suy nghĩ xem cần thực hiện các phép tính theo trình tự nào? Thực hiện các phép tính như vậy đó hợp lí chưa? Trong một số trường hợp, giáo viên nên khuyến khích học sinh tìm ra nhiều cách giải và cuối cùng lựa chọn cách giải ngắn gọn nhất. 
	- Thực hiện phép tính theo trình tự đó thiết lập để tìm đáp số: Đến đây học sinh chỉ việc 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_gio_day_toan_buoi.docx