Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4,5
Bậc tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của học sinh là bước ngoặt trong đời sống của trẻ .Đó là cánh cửa mở đầu cho cả quá trình học tập, lĩnh hội tri thức của các em .ở bậc học này các em được học nhiều môn học trong đó môn Lịch sử và Địa lí cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản và ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, con người và xã hội, về cách vận dụng những kiến thức đó trong đời sống và xã hội. Trong môn Lịch sử và Địa lí phần Lịch sử có một vai trò rất quan trọng, nó giúp học sinh tìm hiểu về cội nguồn, về quá khứ tức là về lịch sử của dân tộc mình. Phần Lịch sử sẽ cung cấp cho các em những hiểu biết sơ đẳng nhất về quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc, biết được những sự kiện lịch sử quan trọng, những nhân vật lịch sử tiêu biểu nhất. Giúp các em hiểu đúng đắn và có những biểu tượng sinh động về lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước.
Trong thực tế việc giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí trong nhà trường tiểu học còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân thứ nhất là do giáo viên chưa hiểu hết về khả năng nhận thức của học sinh mình: Môn Lịch sử và Địa lí là một môn học về môi trường tự nhiên- xã hội gần gũi bao quanh học sinh, do đó học sinh có nhiều vốn sống, vốn hiểu biết để tham gia vào bài học, chúng phải được chủ động nhận thức. Trái lại, một số giáo viên vẫn cho rằng chính họ vẫn là nguồn duy nhất truyền thụ kiến thức cho học sinh mà không thấy rằng trong thế giới hiện đại học sinh có thể thu nhận kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy họ khó hoà nhập vào xu thế đổi mới phương pháp dạy học. Nguyên nhân thứ 2 là do môn Lịch sử và Địa lí được xây dựng theo tư tưởng tích hợp bao gồm các kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội với lượng kiến thức sâu rộng làm cho một số giáo viên còn lúng túng trong giảng dạy. Phần Lịch sử cũng nằm trong tình trạng đó.
Mặt khác do vốn hiểu biết về những sự kiện, nhận vật lịch sử của bản thân mỗi giáo viên chưa giàu, chưa phong phú, chưa đáp ứng cho được yêu cầu mở rộng bài học một cách sâu sắc nên còn lúng túng hoặc bỏ qua khi miêu tả, liên hệ gắn kết các sự kiện của các giai đoạn lịch sử. Một số giáo viên còn chậm đổi mới phương pháp, cách dạy còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo khoa và sách giáo viên, ít sáng tạo, chưa sinh động, chưa cuốn hút được học sinh, chưa thể hiện được vai trò người tổ chức, thiết kế dạy, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, chưa hướng dẫn cho học sinh cách tự học, tự nghiên cứu qua các nguồn tư liệu lịch sử. Chính vì vậy phần lớn học sinh chưa có hứng thú học Lịch sử. Tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả môn học, góp phần giúp các em hình thành kiến thức Lịch sử một cách dễ dàng, từ đó khơi dậy trong các em tình yêu quê hương đất nước và tự hào với truyền thống dân tộc. Đó cũng là những băn khoăn, trăn trở của chúng tôi mỗi lần đứng trên bục giảng dạy phần Lịch sử này và chúng tôi đã quyết định chọn chuyên đề: “Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4,5”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4,5

u nhất. Giúp các em hiểu đúng đắn và có những biểu tượng sinh động về lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Trong thực tế việc giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí trong nhà trường tiểu học còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân thứ nhất là do giáo viên chưa hiểu hết về khả năng nhận thức của học sinh mình: Môn Lịch sử và Địa lí là một môn học về môi trường tự nhiên- xã hội gần gũi bao quanh học sinh, do đó học sinh có nhiều vốn sống, vốn hiểu biết để tham gia vào bài học, chúng phải được chủ động nhận thức. Trái lại, một số giáo viên vẫn cho rằng chính họ vẫn là nguồn duy nhất truyền thụ kiến thức cho học sinh mà không thấy rằng trong thế giới hiện đại học sinh có thể thu nhận kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy họ khó hoà nhập vào xu thế đổi mới phương pháp dạy học. Nguyên nhân thứ 2 là do môn Lịch sử và Địa lí được xây dựng theo tư tưởng tích hợp bao gồm các kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội với lượng kiến thức sâu rộng làm cho một số gi...giai đoạn thực dân Pháp xâm lược nước ta 1858. Ở lớp 5: - Hơn 80 năm chống thực dân Pháp (1858 đến 1945) các cuộc khởi nghĩa và hoạt động yêu nước chống thực dân Pháp. Thành lập Đảng CSVN 1930. Cách mạng tháng 8/1945 và tuyên ngôn độc lập 2/9/1945. - 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Các chiến dịch quân sự lớn. Chiến thắng Điện Biên Phủ. hiệp định Giơ- Ne- Vơ chấm dứt chiến tranh Đông Dương. - Kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước (1954-1975). Giai đoạn này nổi bật lên là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân năm 1968 đã gây cho Mỹ- nguỵ thiệt hại nặng nề và hoang mang lo sợ . Tiếp theo là chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội, thắng lợi vẻ vang của quân và dân ta dẫn tới Đế quốc Mỹ phải ký hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh và tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam. Giai đoạn này kết thúc vào lúc đất nước ta hoàn toàn độc lập Bắc- Nam sum họp một nhà thể hiện ở chiến thắng 30/7/1975 rực rỡ. Giai đoạn 1975 đến nay: Thời kỳ xây dựng CNXH trong cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, xây dựng lại đất nước, từng bước vươn lên sánh vai với các nước trên thế giới. 2. Các phương pháp thường dùng trong dạy lịch sử. Phương pháp trực quan. Phương pháp hỏi đáp. Phương pháp kể chuyện. Phương pháp truyền đạt Phương pháp thảo luận Phương pháp điều tra Phương pháp đóng vai Phương pháp dạy học nêu vấn đề Phương pháp trò chơi B/ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ 1.Quan niệm về đổi mới phương pháp Để đáp ứng được với yêu cầu của môn học đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học. Sự đổi mới các phương pháp dạy học không phủ nhận việc sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống. Nhưng phải thay đổi cách sử dụng những phương pháp này sao cho phát huy được chức năng khêu gợi của nó, biến quá trình nhận thức thụ động của học sinh trước đây thành quá trình nhận thức chủ động . Dạy học lấy học sinh làm nhân vật trung tâm, người học là chủ thể của hoạt động học, tự mình tìm...g thước phim lịch sử trong ngày 30/4/1975 rồi chiếu trên Video hoặc máy chiếu khi dạy học sử dụng công nghệ thông tin thì HS sẽ rất hào hứng quan sát và các em được sống lại với những giây phút hào hùng của dân tộc, chắc chắn sẽ để lại ấn tượng mạnh trong mỗi học sinh. Khi dạy bài : “Vượt qua tình thế hiểm nghèo” nếu dạy bằng giáo án điện tử chúng ta cho hs xem đoạn phim các nước đế quốc ào ạt tiến vào nước ta chắc chắn các em sẽ thấy ngay được tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc” của nước ta lúc bấy giờ. 2. Phương pháp hỏi đáp: Trước đây phương pháp này được sử dụng là giáo viên hỏi- học sinh trả lời hoặc giáo viên trả lời thay. Hệ thống câu hỏi rời rạc, không có câu hỏi mở rộng. Dạy học đổi mới phương pháp này là tổ chức đối thoại giữa giáo viên và học sinh nhằm khêu gợi dẫn dắt học sinh tự rút ra kết luận. Phương pháp này được sử dụng phối hợp với hầu hết các phương pháp dạy học khác. Nó chẳng những có tác dụng đến việc thu nhận kiến thức của học sinh mà còn có tác dụng đánh giá kết quả thu nhận kiến thức của học sinh nhờ đó giáo viên điều chỉnh dược nội dung phương pháp dạy học của mình. Để tăng hiệu quả của việc sử dụng phương pháp hỏi đáp giáo viên cần tổ chức đối thoại theo nhiều chiều: Giáo viên – học sinh ( giáo viên nêu câu hỏi- học sinh trả lời ). Học sinh – học sinh (học sinh sửa chữa, bổ sung cho nhau) Học sinh – giáo viên (học sinh nêu thắc mắc với giáo viên) Để nâng cao chất lượng của các câu hỏi và từ đó nâng cao trình độ tư duy của học sinh trong khi soạn từng bài giáo viên phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi, các câu hỏi phải được sắp xếp theo một trình tự lô gíc mỗi câu hỏi là một bước để dần dần giải quyết được những vấn đề do bài học đăt ra. Ví dụ) Khi dạy bài “Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ( 1075 – 1078 )” tôi đặt vấn đề để HS thảo luận: Việc Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau : + ý 1 : để xâm lược nước Tống . + ý 2 : để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống . Căn cứ vào hiểu biết của e
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_sang_tao_cua_ho.doc