Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng phiếu cho một số dạng toán trong tiết học Toán

Đổi mới PPHD là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Do vậy chúng ta đã cố gắng phấn đấu để không phải chỉ tạo ra được một sự thay đổi về lượng mà phải tiến tới đạt được một sự thay đổi về chất trong PPDH.

Muốn tạo ra một sự  thay đổi về chất ta phải tìm ra được những cách dạy học mới.Một phương pháp khả thi, tương đối dễ thực hiện và ít tốn kém.

Muốn đào tạo được  con người khi vào đời là con người tự chủ, năng động và sáng tạo thì phương pháp giáo dục (PPGD) phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát huy khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong lao động và học tập ở nhà trường.Là phương pháp lấy hs làm trung tâm, hs làm việc trên phiếu giao việc, người học giữ vai trò chủ động, tích cực trong quá trình học tập và không còn ở thế thụ động như khi dùng phương pháp sư phạm cổ truyền là lấy người thầy làm trung tâm. Như vậy ta cần đổi mới PPDH theo hướng lấy HS làm trung tâm.Người thầy không còn là người truyền đạt kiến thức có sẵn mà là người định hướng, đạo diễn cho HS tự mình khám phá ra chân lí, tự mình tìm ra kiến thức. Người thầy bình thường chỉ biết truyền đạt chân lí. Người thầy giỏi chủ yếu dạy cách  tìm ra chân lí.

Nói tóm lại dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm,dựa trên phiếu giao việc có nghĩa là giáo viên phải tìm cách định hướng , đạo diễn hay tổ chức để HS tự mình tìm ra kiến thức.

HS Tiểu học còn quá non nớt thì làm sao có thể tự mình làm việc để tìm ra kiến thức mới? Làm thế nào để hs có thể tự mình làm được hầu hết mọi việc, có thể tự hoạt động để chiếm lĩnh tri thức mới? Từ câu hỏi này ta tìm ra được  biện pháp thực hiện.

Nếu theo phương pháp đàm thoại thì nó sẽ mất nhiều thời gian. Do đó rất dễ bị cháy giáo án. Ví dụ:

          Khi hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán, nếu dung lối đàm thoại cũ giáo viên chỉ cần hỏi: Bài toán cho gì? Lập tức có 1-2 HS, thường là HS khá giỏi …giơ tay, GV chỉ định một vài em đứng dậy trả lời: Bài toán cho…, bài toán hỏi…, GV tổ chức cho HS nhận xét đúng sai… thế là xong

 Bây giờ đổi mới  chuyển đàm thoại  thành bút đàm. GV phải cho HS lấy bút chì. GV phát lệnh làm việc: Gạch một gạch dưới cái đã cho, gạch hai gạch dưới câu hỏi của bài toán. Cho 2 HS nhắc lại. Sau đó GV mới gõ thước để cả lớp làm việc. Mắt các em nhìn đọc  đề toán trong sách tìm cái đã cho và cái phải tìm, tay các em cầm bút chì gạch dưới theo yêu cầu. Trong khi HS làm việc, GV đôn đốc giúp đỡ, chờ cho đến khi thấy HS đa số  đã làm xong thì GV  mới chỉ định vài HS đứng lên đọc cho cả lớp nghe mình đã gạch cái gì. Sau đó  cả lớp nhận xét. Gv uốn nắn sửa chữa. làm như vậy có khi hai ba phút vẫn chưa xong.Vậy  hướng đi mới là: Sử dụng phiếu  giao việc.

docx 13 trang Bảo Đạt 21/12/2023 4160
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng phiếu cho một số dạng toán trong tiết học Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng phiếu cho một số dạng toán trong tiết học Toán

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng phiếu cho một số dạng toán trong tiết học Toán
ớng phát huy tính tích cực của HS., đổi mới PPDH là trọng tâm chỉ đạo của công tác quản lý chuyên môn để nâng cao chất lượng GD- ĐT. Cần phải đổi mới về chất phương pháp dạy học (PPDH )theo hướng khả thi. Dạy học lấy HS làm trung tâm kết hợp phiếu giao việc
B NỘI DUNG:
1.Thực trạng:
 Đổi mới PPHD là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Do vậy chúng ta đã cố gắng phấn đấu để không phải chỉ tạo ra được một sự thay đổi về lượng mà phải tiến tới đạt được một sự thay đổi về chất trong PPDH.
Muốn tạo ra một sự thay đổi về chất ta phải tìm ra được những cách dạy học mới.Một phương pháp khả thi, tương đối dễ thực hiện và ít tốn kém.
Muốn đào tạo được con người khi vào đời là con người tự chủ, năng động và sáng tạo thì phương pháp giáo dục (PPGD) phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát huy khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong lao động và học tập ở nhà trường.Là phương pháp lấy hs làm trung tâm, hs làm việc trên phiếu giao việc, người học giữ vai trò chủ...iến hành để cóthể tự mình chiếm lĩnh những kiến thức mới, tự mình hình thành những kĩ năng mới. Những công việc này đã được viết trước trên giấy và chừa sẵn chỗ trống để hs làm.
 3.Tác dụng của phiếu giao việc: Dùng phiếu giao việc GV tiết kiệm được nhiều thời gian. Dùng phiếu giao việc có nhiều cái lợi.Bởi vì ở phiếu giao việc người ta đã làm sẵn cho các em nhiều việc. HS chỉ còn phải làm những việc quan trọng nhất, những việc chính mà thôi.
Thay vì khi cho hs làm bài tập 2x 9 x3 x5 bằng cách làm thuận tiện nhất.
HS phải thực hiện ít nhất là năm động tác. Còn nếu ta sử dụng phiếu thì vấn đề hết sức đơn giản. Trên phiếu có ghi sẵn hết bài toán. Hs chỉ cần nhìn vào đó mà tính nhẩm và điền vào là xong.
Muốn hs làm một điều gì đó, GV phải nêu rõ nội dung công việc, rồi yêu cầu các em làm.Đây là quá trình phát lệnh làm việc trên phiếu.GV có thể nói bằng lời, chẳng hạn: Hãy vẽ hình vuông có cạnh dài 4cm! ( Thực hành vẽ hình chữ nhật, hình vuông lớp 4).
HS một em lên bảng vẽ. Còn một số em sẽ làm gì? Ta cần có sự phân biệt rạch ròi giữa một vài hs với tập thể hs cả lớp.Cách làm trên chỉ mới tác động lên được một ít hs (có giơ tay). Còn lại một số hs không chịu suy nghĩ.Nên giáo viên cần phát lệnh cho hs làm trên phiếu: Dùng thước đo để vẽ lên một hình vuông có cạnh dài 4cm.
4. Ưu điểm của lối dạy học bằng phiếu giao việc.
- Ngoài chỗ mạnh là tiết kiệm thời gian, nhờ đó mà PGV cho phép gia tăng tốc độ làm việc của HS.
+ Tạo điều kiện để 100% HS đều phải làm việc bằng tay. GV có thể kiểm soát chặt chẽ được hoạt động của từng em.
+ Qua các sản phẩm của quá trình làm việc trên phiếu GV có được thông tin phản hồi trung thực hơn , từ đó điều chỉnh được cách dạy học của mình.
+ Chống lại được thói quen ỷ lại dựa dẫm của đa số HS kém và trung bình.
+ Trong lúc HS tiến hành các hoạt động học tập bằng tay các biến đổi sinh hóa được diễn ra một cách mạnh mẽ hơn. Sâu sắc hơn trong não của các em, giúp các em hiểu sâu và nhớ lâu bài hơn.
+ Bản thân phiếu giao việc đã là mộ...ó chừa sẳn chỗ trống để HS làm ngay vào đó.
GV muốn KT HS cái gì thì viết vào giấy cái đó. Sau đây là một số cách làm:
+ GV ra lại các bài tập lấy từ các bài đã ra cho HS làm ở nhà hay GV ra bài tập mới cùng loại với các bài tập đã cho về nhà nhưng đổi số đi.
+ Nếu GV muốn KT về lí thuyết , xem HS có nhớ được quy tắc, không thì có thể ghi thêm vào phiếu KT.
+ Nếu dung phiếu KT thì đầu giờ GV phát phiếu cho HS và nêu thời gian làm bài, sau đó để các em tự làm. Việc nhận xét bài làm, chữa bài như thế nào thì tùy từng trường hợp. GV có thể tiến hành theo các cách khác nhau. Tuy nhiên nên tránh dùng tràn lan lối kiểm tra viết bằng phiếu. Tốt nhất là nên phối hợp cân đối giữa các hình thức KT truyền thống với lối mới để vừa tổ chức được cho 100% HS làm việc trong lúc KT đầu giờ. Vừa rèn luyện cho các em năng lực trình bày và diễn đạt bằng lời.VÍ DỤ:
NỘI DUNG PHIẾU
(Kiểm tra bài cũ về giây, thế kỉ)
1.Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
1 phút =  giây
5 phút =  giây
7 phút 30 giây = giây.
2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a. Bác Hồ sinh vào ngày 19 tháng 5 năm 1890. Năm1890 thuộc thế kỉ..Năm 2015, chúng ta kỉ niệm ..năm, ngày sinh Bác Hồ.
b. Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, năm đó thuộc thế kỉ.Chúng ta kỉ niệm 70 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công vào năm..
b.Phiếu học:
 Có thể coi phiếu học là một hệ thống công việc được sắp xếp một cách khéo léo để HS tự làm, qua đó các em có thể tự mình tìm ra được kiến thức mới; GV chỉ cần nói , hỏi hoặc hướng dẫn rất ít.
Trong khi HS làm việc, GV chỉ việc động viên, đôn đốc HS chứ không phải hướng dẫn gì cả..
 Điều đó không có nghĩa là GV sẽ rất nhàn hạ, bởi vì khi cường độ lao động của GV ở trên lớp không cao nhưng trong lúc chuẩn bị bài, GV lại phải suy nghĩ nhiều mới soạn được một phiếu học. Cần phải trải qua một quá trình lao động sư phạm nghiêm túc . Quá trình lao động sư phạm ấy, đã khéo léo tạo ra được một cái” cầu thang” nhỏ giúp cho HS có thể tự leo lên để tự chiếm lĩnh kiến thức mới.VÍ DỤ:TÌM SỐ TRU

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_su_dung_phieu_cho_mot_so_d.docx