Sáng kiến kinh nghiệm Rèn cách cầm bút và ngồi viết cho học sinh Lớp 1
Đôi tay của HS lớp 1 đang phát triển, nhiều chỗ còn là sụn nên cử động của các ngón tay vụng về, yếu, chóng mỏi. Khi cầm bút các em có tâm lý sợ rơi, cầm bút chặt, các cơ tay căng khó di chuyển, dường như các em viết toàn thân chứ không phải viết bằng tay, khi viết mím môi, mím lợi, tròn mắt, dùng sức mạnh của cả cách tay khi viết. Như vậy tay sẽ ấn mạnh và chữ bị cứng, nét bút quá to, nếu viết bút mực có thể làm in sang trang phía sau hoặc làm rách vở. Đặc biệt hiện nay HS được cha mẹ quan tâm, mua màu sáp và những quyển vở tập tô màu như tô màu siêu nhân, đồ dùng học tập, các loại hoa để rèn cho các em kĩ năng tô màu ngay từ khi còn rất nhỏ. Đó là điều tốt nhưng nhiều cha mẹ không để ý đến cách cầm màu tô của các con nên chúng cầm màu bằng cả bàn tay khi tô (vì tay chúng còn yếu). Từ đó khi lên Mẫu giáo và lớp 1 các em đã thành thói quen và rất khó sửa cho giáo viên. Các em cầm bút bằng 4 ngón tay hoặc chụm cả 5 ngón tay khi viết. Khi viết tay các em khuỳnh phần cổ tay lên trên, cổ tay không thẳng với phấn cánh tay làm cho tốc độ di chuyển của tay chậm, giảm tốc độ viết, nét chữ cứng, không có độ mềm mại. Nhiều học sinh khuỷu tay còn không đặt chéo ở phía dưới mà lại chếch lên phía trên. Nhiều học sinh còn cầm bút thấp quá, tay tì cả vào ngòi bút làm cho tay bẩn, bôi bẩn ra vở và ngòi bút bị cứng, không có độ mềm nhất định. Có học sinh khi viết tay trái thõng xuống phía dưới, ngực tì vào mép bàn hoặc tay trái còn nghịch vật nào đó, hay để lên phía trên của quyển vở, không giữ cố định vở khi viết. Như vậy khi viết không thoải mái, vở dễ bị xê dịch khi viết gây nguệch ngoạc ra vở.
Về tư thế ngồi viết. Hiện nay tôi thấy hầu hết các em đều có tư thế sai khi ngồi viết. Lưng các em thường cong, mông choãi ra phía sau của ghế, ngực tì vào bàn và gần như ở tư thế nằm bò ra bàn viết. Có nhiều em còn gác hai chân lên thanh ngang phía dưới của ghế làm cho toàn thân mình cứng, không thoải mái khi ngồi viết có thể làm cong vẹo cột sống, các xương phát triển không bình thường. Nhiều em khi viết cằm tì vào tay trái hoặc tì vào bàn khi viết có thể gây các tật ở mắt.
Trước những thực trạng trên nên Tổ chuyên môn 1 tiến hành thực hiện chuyên đề "Rèn cách cầm bút và ngồi học cho học sinh lớp 1" để sửa cách cầm bút và tư thế ngồi viết cho các em từ đó nâng cao chất lượng chữ viết, đẩy mạnh phong trào vở sạch chữ đẹp. Ngoài ra thực hiện chuyên đề còn hàn chế tối đa các tật ở mắt do cách ngồi học và những dị tật về xương sống cho học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn cách cầm bút và ngồi viết cho học sinh Lớp 1

c thực hiện chuyên đề nhằm cung cấp cho GV và HS những quy định cơ bản khi cầm bút viết và tư thế ngồi viết thế nào cho đúng - GV và HS biết cách cầm bút và ngồi viết đúng. - Đưa ra các biện pháp giúp GV rèn cho HS cách cầm bút viết và tư thế ngồi ngay ngắn khi viết từ đó nâng cao chất lượng chữ viết và tránh cho HS những tác hại khi cầm bút sai và ngồi viết không ngay ngắn. II. Định hướng chuyên đề - Tổ chức thực hiện chuyên đề giúp rèn cho HS cầm bút đúng cách và ngồi viết đúng tư thế. III. Thực trạng của việc cầm bút viết và tư thế ngồi viết của học sinh lớp 1. Đôi tay của HS lớp 1 đang phát triển, nhiều chỗ còn là sụn nên cử động của các ngón tay vụng về, yếu, chóng mỏi. Khi cầm bút các em có tâm lý sợ rơi, cầm bút chặt, các cơ tay căng khó di chuyển, dường như các em viết toàn thân chứ không phải viết bằng tay, khi viết mím môi, mím lợi, tròn mắt, dùng sức mạnh của cả cách tay khi viết. Như vậy tay sẽ ấn mạnh và chữ bị cứng, nét bút quá to, nếu viết bút mực có thể làm in...i học và những dị tật về xương sống cho học sinh. IV. Tìm hiểu cách cầm bút đúng và ngồi học đúng tư thế 1. Cách cầm bút đúng 1. Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. 2. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết . 3. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay. 4. Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út va áp út (ngón đeo nhẫn). 5. Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út). 6. Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 450. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 900. 7. Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy. 8. Ở giai đoạn viết chì, cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng tầm. Nếu quá nhọn dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc thủng giấy. Ngược lại, đầu nét chì quá “tù”, nét chữ quá to, chữ viết ra rất xấu. 2. Tư thế ngồi đúng 1. Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó. 2. Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm. 3. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. 4. Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi. 5. Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái. 6. Ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu từ bên trái sang. IV. Một số biện pháp giúp học sinh cầm bút và có tư thế ngồi viết đúng 1. Giáo viên hướng dẫn thật tỉ mỉ và sát sao trong việc rèn cho HS cách cầm bút và tư thế ngồi viết a. Điều kiện về tư thế ngồi viết . Ngay từ khi vào lớp ở tuần đầu cần hướng dẫn học sinh rất kĩ về tư thế ngồi viết một cách thoải mái nhất, không gò bó (dễ gây tê mỏi), hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não được. Ngồi...tỉ mỉ, nghiêm khắc và cũng cần động viên kịp thời khi em đó có tiến bộ. Thời gian này phải mất một hoặc hơn một tháng. Giáo viên cần nhẹ nhàng, khích lệ các em làm đúng yêu cầu của giáo viên. Ngoài ra kiểu chữ mà các em viết là kiểu chữ 5 li nên khi viết các em rất nhanh bị mỏi tay. Cần tổ chức các bài thể dục cho tay và lưng hoặc tổ chức trò chơi cho học sinh giữa thời gian viết thì hiệu quả viết và rèn thói quen cho các em sẽ hiệu quả hơn. Để các em có thể nắm được cách cầm bút đúng và ngồi viết thoải mái thì cầm cho học sinh nhớ các quy định về cách cầm bút và ngồi viết. Trong một tiết học, trước khi tổ chức cho học sinh viết thì giáo viên cho một vài học sinh nhắc lại cách cầm bút và cách ngồi viết để học sinh cả lớp nhớ và thực hiện theo. Giáo viên cần cho học sinh nhớ kĩ những nội dung này vì có nhớ trong đầu thì các em mới có thể hình thành hành vi được. Giáo viên cũng cần tuyên dương những học sinh thực hiện tốt nhất những yêu cầu của cô về cách cầm bút và cách ngồi viết. Có thể thưởng cho em đó một phần thưởng nhỏ như bông hoa hoặc bút chì thì các em sẽ có hứng thú hơn và thi nhau thực hiện tốt. 2. Thi đua trong nhóm học tập Với học sinh lớp 1 không có ai giám sát hiệu quả hơn việc học sinh theo dõi lẫn nhau bởi các em rất thích cho cô giáo thấy mình làm tốt hơn bạn. Khi cung cấp cho học sinh về quy định cách cầm bút và ngồi viết đúng cần phân nhóm kiểm tra lẫn nhau theo nhóm đôi 2 học sinh ngồi cùng bàn. Khi viết các em sẽ theo dõi nhau xem trong cả quá trình viết thì bạn bên cạnh mình thực hiện đúng hay chưa đúng và báo cáo với cả lớp để tuyên dương hay nhắc nhở kịp thời. Việc làm này tưởng nhỏ nhưng có hiệu quả rất lớn. Các em sẽ kịp thời báo cáo cho giáo viên biết nếu bạn thực hiện sai và tư đó giáo viên sẽ sửa chữa kịp thời không để các em quay trở lại thói quen cũ. Giáo viên cũng có thể tổ chức cuộc thi nhỏ: Chúng mình cùng làm tốt để hai bạn cùng nhắc nhở nhau thực hiện. Nếu sau một thời gian đôi bạn nào cùng có cách cầm bút viết và ngồi viết đ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_cach_cam_but_va_ngoi_viet_cho_hoc.doc