Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay, đọc hiểu cho học sinh Lớp 3 trong giờ Tập đọc
Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học. Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Thông qua môn Tập đọc rèn cho các em kĩ năng đọc như: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, diễn cảm để học sinh có những hiểu biết về kiến thức văn học, ngôn ngữ và ngược lại. Đầu tiên trẻ phải học đọc sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp các em lĩnh hội được ngôn ngữ, dùng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện để cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cho cả đời. Phân môn Tập đọc còn trau dồi cho học sinh kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống giáo dục tình cảm, thẩm mĩ. Tập đọc là môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ trong nhà trường mà còn trong cuộc sống nói chung. Trước hết môn tập đọc giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn giọng , đọc diễn cảm một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm hiểu bài. Các quá trình đó có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnh được tri thức văn hóa của dân tộc, tiếp thu nền văn minh của mỗi người thông qua sách vở, biết đánh giá cuộc sống xã hội, tư duy. Qua hoạt động học, tình cảm thẩm mĩ của các em được nâng cao nên tầm hiểu biết để nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức của các em có chiều sâu hơn. Đọc đúng, đọc hay cũng là kĩ năng của ngôn ngữ văn học. Qua đó có tác dụng tình cảm, đạo đức cao đẹp cho người học sinh. Đồng thời phát huy óc sáng tạo và khả năng tư duy như quá trình phân tích tổng hợp cho các em.
Dạy Tập đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học, nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Học sinh đọc tốt, đọc một cách có ý thức sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như có hình ảnh, những kỹ năng này các em sẽ sử dụng suốt đời. Như vậy dạy đọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Nhưng trong thực tế, việc rèn đọc trong tiết dạy Tập đọc cho HS còn gặp không ít lúng túng và khó khăn trong phương pháp. Vì vậy, qua quá trình giảng dạy - học tập của GV - HS, GV khối 3 chúng tôi đã thảo luận, giải quyết một số vấn đề đi đến thống nhất và có một số biện pháp "Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay, đọc hiểu cho HS lớp 3 trong giờ Tập đọc " đạt hiệu quả tốt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay, đọc hiểu cho học sinh Lớp 3 trong giờ Tập đọc

văn học, kiến thức đời sống giáo dục tình cảm, thẩm mĩ. Tập đọc là môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ trong nhà trường mà còn trong cuộc sống nói chung. Trước hết môn tập đọc giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn giọng , đọc diễn cảm một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm hiểu bài. Các quá trình đó có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnh được tri thức văn hóa của dân tộc, tiếp thu nền văn minh của mỗi người thông qua sách vở, biết đánh giá cuộc sống xã hội, tư duy. Qua hoạt động học, tình cảm thẩm mĩ của các em được nâng cao nên tầm hiểu biết để nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức của các em có chiều sâu hơn. Đọc đúng, đọc hay cũng là kĩ năng của ngôn ngữ văn học. Qua đó có tác dụng tình cảm, đạo đức cao đẹp cho người học sinh. Đồng thời phát huy óc sáng tạo và khả năng tư duy như quá trình phân tích tổng hợp cho các em. Dạy Tập đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu họ...á trình giảng dạy chưa thực sự quan tâm đến việc phát huy tính tích cực của học sinh, không gây hứng thú học tập cho các em. Còn một số giáo viên đã quan tâm chú trọng rèn đọc cho học sinh trong mỗi giờ Tập đọc nhưng việc rèn kĩ năng nghe - nói cho học sinh còn hạn chế. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Để việc rèn kĩ năng đọc trong giờ Tập đọc cho HS lớp 3 " đạt hiệu quả tốt, GV cần làm tốt các công việc sau: 1. Nắm chắc nội dung chương trình và mục tiêu cần đạt của môn học Việc nắm nội dung chương trình và mục tiêu cần đạt của môn học là rất cần thiết vì các phân môn trong môn Tiếng Việt có sự hỗ trợ qua lại với nhau: đọc tốt giúp các em viết tốt, viết tốt giúp các em ghi nhớ âm, vần, thanh tốt hơn, từ đó lại hỗ trợ cho các em trong việc đọc văn bản, học tốt từ và câu sẽ giúp các em nắm được cách trả lời một số dạng câu hỏi Vì sao?, Để làm gì?, nắm chắc dấu câu giúp các em ngắt nghỉ tốt khi đọc, ngắt nghỉ tốt khi đọc lại giúp các em dùng dấu câu đúng, Vì vậy GV cần tìm hiểu để nắm chắc nội dung chương trình và mục tiêu cần đạt của các phân môn trong môn Tiếng Việt lớp 3. Việc này giúp GV biết được ở mỗi tuần, mỗi giai đoạn HS học những nội dung nào, mục tiêu cần đạt là gì và các phân môn trong từng tuần, từng giai đoạn có thể hỗ trợ nhau thế nào đê trong quá trình dạy GV khai thác giúp cho việc dạy và học đạt hiệu quảcaao nhất. 2. Phân loại, nắm chắc đối tượng học sinh. Để giúp học sinh hiểu được văn bản, trước hết cần giúp học sinh đọc đúng các tiếng, từ, cụm từ, câu trong văn bản, ngắt nghỉ hơi đúng. Vì nếu các em đọc sai tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi sai sẽ dẫn đến hiểu không đúng nội dung văn bản. Muốn vậy, ngay từ khi nhận lớp giáo viên cần trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm trước để nắm được đặc điểm đọc thành tiếng của lớp: các em hay đọc sai những gì?, em nào đọc tốt, em nào đọc chưa tốt và đặc điểm đọc của những em đọc chưa tốt là gì?, Sau khi đã có thông tin từ giáo viên chủ nhiệm năm trước, giáo viên cần kết hợp với việc dạy trên lớp của mình trong p...ọc nối tiếp câu: Khi tổ chức cho học sinh luyện đọc nối tiếp từng câu, yêu cầu mỗi học sinh đọc một câu, các học sinh còn lại đọc thầm và theo dõi, lắng nghe bạn đọc để phát hiện những tiếng, từ, cụm từ khó đọc, dễ lẫn để luyện phát âm đúng chuẩn hoặc những tiếng, từ, cụm từ bạn đọc sai để giúp bạn sửa. Khi đó giáo viên cần "Biết nghe học sinh đọc" để nếu có tiếng, từ, cụm từ nào mà phần lớn học sinh trong lớp đọc sai thì giáo viên ghi ngay tiếng, từ, cụm từ ấy lên bảng và cho học sinh luyện phát âm đúng chuẩn. - Nếu học sinh đọc sai lỗi phụ âm đầu (đặc biệt là phụ âm l /n): GV phân tích cho các em thấy sự khác biệt của phát âm đúng và phát âm sai mà các em mắc phải. Cụ thể: + Khi phát âm tiếng có phụ âm đầu "l": Lưỡi cong lên chạm vào lợi để hơi đi ra hai bên rìa lưỡi. + Khi phát âm tiếng có phụ âm đầu "n": Đầu lưỡi chạm lợi (thẳng lưỡi) hơi thoát ra cả miệng và mũi. - Nếu học sinh đọc ngọng thanh ngã thành thanh sắc: Trong trường hợp này, khi sửa lỗi cũng gặp rất nhiều khó khăn, giáo viên phải kiên trì, không những hướng dẫn học sinh đọc theo mẫu, luyện đọc nhiều lần mà còn mô tả bằng đường nét để học sinh trực quan. Việc rèn phát âm đúng chuẩn cho học sinh, chủ yếu dựa vào phương pháp trực giác và nghe nhìn. Học sinh nghe giáo viên phát âm mẫu đồng thời nhìn khuôn miệng của giáo viên khi phát âm rồi đọc theo và tự điều chỉnh theo mẫu, giáo viên nghe và sửa luôn cho học sinh. Rèn phát âm đúng chuẩn là cả một quá trình lâu dài nên phải được diễn ra thường xuyên, liên tục thì mới có hiệu quả. Nếu các em phát âm chưa đúng chuẩn trong giờ Tập đọc, GV cần phải luyện thêm cho các em vào giờ học buổi chiều, thời gian đầu giờ học hoặc cuối buổi học, lúc ra chơi hoặc ngoài giờ lên lớp bằng biện pháp trực tiếp hoặc huấn luyện cho các em đọc phát âm đúng chuẩn kèm cặp, giúp đỡ các bạn phát âm chưa chuẩn. * Luyện đọc nối tiếp đoạn: - Trước khi luyện đọc đoạn, GV cho các em luyện đọc câu dài, khó bằng cách cho học sinh tự phát hiện những câu văn dài, câu vă
File đính kèm:
chuyen_de_ren_ki_nang_doc_dung_doc_hay_doc_hieu_cho_hoc_sinh.doc