Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1+2+3

Toán học là môn học có vị trí vô cùng quan trọng, đặc biệt trong đời sống và khoa học kĩ thuật hiện đại. Nó góp phần đào tạo học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo, đáp ứng được mọi nhu cầu phát triển của khoa học công nghệ trong xã hội thời kỳ đổi mới. Việc dạy học giải toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán được rèn luyện kỹ năng thực hành, với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú, tạo điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất của con người lao động mới.

          Trong dạy học toán thì giải toán có lời văn là loại toán riêng biệt, là mục tiêu của việc dạy học toán ở Tiểu học nói chung và giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1+2+3 nói riêng. Giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 1+2+3  là loại toán khó, bởi vì đối với học sinh lớp 1+2+3  vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy logic của các em còn rất hạn chế. Thực tế chúng tôi thấy một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra hướng giải, chưa biết cách trình bày bài giải, diễn đạt vụng về, thiếu logic, do đó việc dạy loại toán này đạt kết quả chưa cao. Vậy làm thế nào để giúp học sinh lớp 1+2+3  giải tốt toán có lời văn? Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở tiểu học, nhất là khối lớp 1+2+3 nên chúng tôi chọn chuyên đề “ Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1+2+3”.

docx 12 trang Bảo Đạt 27/12/2023 1400
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1+2+3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1+2+3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1+2+3
iểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy logic của các em còn rất hạn chế. Thực tế chúng tôi thấy một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra hướng giải, chưa biết cách trình bày bài giải, diễn đạt vụng về, thiếu logic, do đó việc dạy loại toán này đạt kết quả chưa cao. Vậy làm thế nào để giúp học sinh lớp 1+2+3 giải tốt toán có lời văn? Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở tiểu học, nhất là khối lớp 1+2+3 nên chúng tôi chọn chuyên đề “ Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1+2+3”.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
1. Đối với giáo viên: 
- Giáo viên đã hướng dẫn học sinh giải toán nhưng chưa xác định được chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu của sách giáo khoa. Giáo viên chưa chủ động, linh hoạt sáng tạo trong giảng dạy, khi dạy chưa phân hóa đối tượng học sinh.
- Giáo viên chưa chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài toán, hiểu nội dung bài toán và tóm tắt bài toán để tìm phương pháp giải (cách giải) bài toán theo ...hoạt động nào. Vật thật, tranh ảnh minh họa phải đảm bảo tính thiết thực, kích thích được sự tập trung chú ý của HS mang tính chất gợi ý, định hướng tư duy cho HS. 
 - Giáo viên dự kiến yêu cầu cần đạt được về kiến thức, kĩ năng với từng đối tượng học sinh để lên kế hoạch dạy học hợp lí.
 - Thiết kế nội dung câu hỏi gợi ý đảm bảo tính vừa giúp HS hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo để tự chiếm lĩnh kiến thức.
 - Tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động tự xây dựng bài học, GV không giảng giải nhiều.
 - Tạo nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn.
 - Ngoài việc thường xuyên bồi dưỡng năng lực, trau dồi kinh nghiệm bản thân, giáo viên cần tôn trọng nhân cách học sinh để học sinh tự được nói lên suy nghĩ của mình. Sau đó dẫn dắt học sinh đến ý tưởng hoặc nội dung đúng mà giáo viên cần truyền đạt.
 - Giúp cho trẻ tự tin; không chê, phê bình học sinh, luôn động viên và khích lệ để phát triển tư duy đối với các em.
 - Nội dung và phương pháp giáo dục của giáo viên phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
 - Khi đánh giá cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và kết hợp nhiều hình thức kiểm tra. 
 - Sử dụng các phương tiện dạy học hợp lí : Phiếu học tập, Phiếu kiểm tra, đồ dùng có sẵn hoặc tự làm...
 2.2. Thực hiện kế hoạch bài dạy
a) Tiết giới thiệu bài mới
- Bước 1: Hướng dẫn HS đọc và phân tích đề bài.
+ Việc đầu tiên cần làm là đưa ra bài toán mẫu – Bài toán mẫu GV có thẻ tự thiết kế cho phù hợp với HS và phù hợp với khả năng chuẩn bị đồ dùng trực quan gắn với trong thực tế, đưa HS vào tình huống có vấn đề, giúp học sinh tự tìm hiểu nhận dạng bài toán. Trong bước này cần cho học sinh nắm chắc được các đối tượng đã cho, đối tượng phải tìm( đó là bước phân tích tìm hiểu đề bài) vì các đối tượng này với những tính chất hóa học của nó sẽ làm nên những dạng toán điển hình. HS cần phải nắm chắc cách phân tích đề bài. HS gạch chân các từ có ý nghĩa cơ vản trong bài.
- Bước 2: Tóm tắt bài toán.
+ Gợi ý cách tóm tắt cho dạng toán đó; HS có thể đưa ra nhiều cách tóm t...từng dạng toán. Như thế các em sẽ áp dụng để giải quyết một cách dễ dàng.
Bước 2: Tóm tắt.
Bước 3: Giải toán.
Bước 4: Tự kiểm tra.
Bước 5: Tìm cách giải khác. (HSKG)
 Sau mỗi bài giải HS cần củng cố dạng toán, tiếp tục phát triển khả năng diễn đạt và tập suy luận của HS.
* Để phát triển khả năng giải toán có lời văn cho HS, GV cần lưu ý.
Giúp HS nắm chắc quy trình giải toán có lời văn.
Quy trình giải toán có lời văn là vấn đề rất quan trọng. Quy trình đó gồm 4 bước:
- Bước 1: Đọc và phân tích đề toán.
Đây là bước rất quan trọng, giáo viên cần giúp học sinh hiểu mục tiêu cần đạt khi đọc và phân tích đề, Hướng dẫn HS đọc từng câu, phân tích, suy luận xem để trả lời được câu hỏi: Để tìm được đáp án của bài thì phải dựa vào điều kiện gì? Điều kiện đó đã biết chưa?
 Cho HS tự hỏi đáp trong nhóm, trước lớp để tìm hiểu bài toán.
+ Xác định: - Dữ kiện của (cái đã cho) 
 - Ẩn số của bài toán (cái phải tìm, cái chưa biết).
 - Điều kiện ( mối quan hệ giữa các dữ kiện và ấn số) để từ đó học sinh xác định được dạng của bài toán.
Đối với học những học sinh có khó khăn về toán giáo viên cần rèn cho các em đọc đi đọc lại, biết quan tâm đặc biệt tới các từ có tính “ chìa khóa’’ giáo viên có thể cho HS gạch chân các từ ‘‘chìa khóa’’, biết loại bỏ những yếu tố thừa không liên quan. Với học sinh khá giỏi việc phân tích đề toán cũng là một yếu tố quan trọng để các em tìm cách giải khác nhau.
 Bước 2: Tóm tắt bài toán, tìm hướng giải .
 Sau khi đọc, nắm được các thông tin cần thiết học sinh thực hiện việc tóm tắt bài toán đây chính là bước rút gọn bài toán lại sau khi đã loại bỏ các yếu tố thừa không liên quan. Việc tóm tắt bài toán đánh giá mức độ đọc và hiểu đề của học sinh. Đối với học sinh trung bình, việc tóm tắt bài toán rất có ý nghĩa để các em định dạng được bài toán.
 Để làm tốt bước này, giáo viên cần cho học sinh làm quen với nhiều cách tóm tắt đa dạng ( sơ đồ, lời văn,.) để học sinh có thể chọn được cách tóm tắt điển hình nhất, ngắn gọn nhất mà vẫn đảm bảo đ

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_ren_ki_nang_giai_toan_co_loi_van_cho_hoc_sinh_lop.docx