Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2 và 3

1- Cơ sở lí luận:
Nội dung chủ yếu của chương trình toán lớp 2 + 3 gồm bốn mạch kiến thức:
   +Số học .
  + Đại lượng và đo đại lượng.
   +Yếu tố hình học.
  +Giải toán.
Trong bốn mạch kiến thức ấy thì phần “Giải toán có lời văn”lại có mặt ở hầu hết trong tất cả các tiết của chương trình. Bởi vì giải toán có lời văn ở Tiểu học nói chung và ở lớp 2, 3 nói riêng góp phần củng cố kiến thức, kĩ năng toán học, phát triển tư duy sáng tạo đồng thời rèn luyện khả năng diễn đạt và cách trình bày cho HS.
2- Cơ sở thực tiễn :
 Dạy học giải toán nói chung và dạy giải toán  có lời văn nói riêng là một hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp. Nó là nền tảng cho việc học toán ở các lớp trên.
 Thực tế việc “Rèn kĩ năng giải toán có lời văn” còn gặp nhiều khó khăn (đặc biệt là GV mới ra trường) và hiệu quả chưa cao.
 Do ngôn ngữ và khả năng suy luận của HS còn hạn chế. Đã thế các em còn lười suy nghĩ, còn ỷ lại, lười đọc đầu bài dẫn đến việc giải toán có lời văn gặp rất nhiều khó khăn.
  Đặc biệt nó càng khó khăn hơn với những HS lười suy nghĩ, thụ động và nhận thức còn chậm.
  Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học toán của HS.
Tóm lại: Từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn nêu trên, qua thực tế giảng dạy, tập thể GV tổ 2, 3 chúng tôi đã thảo luận giải quyết một số vấn đề đi đến thống nhất để có biện pháp: “Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 2 + 3” đạt hiệu quả.
docx 11 trang Bảo Đạt 27/12/2023 1560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2 và 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2 và 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2 và 3
suy luận của HS còn hạn chế. Đã thế các em còn lười suy nghĩ, còn ỷ lại, lười đọc đầu bài dẫn đến việc giải toán có lời văn gặp rất nhiều khó khăn.
 	Đặc biệt nó càng khó khăn hơn với những HS lười suy nghĩ, thụ động và nhận thức còn chậm.
 	Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học toán của HS.
Tóm lại: Từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn nêu trên, qua thực tế giảng dạy, tập thể GV tổ 2, 3 chúng tôi đã thảo luận giải quyết một số vấn đề đi đến thống nhất để có biện pháp: “Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 2 + 3” đạt hiệu quả.
B- Những khó khăn trong dạy học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 + 3.
Qua thực tế giảng dạy chúng tôi thấy có rất nhiều khó khăn, vướng mắc :
1- Về phía học sinh:
- Việc tóm tắt đề toán nhiều HS còn lúng túng, đặc biệt với HS lớp 2 thì kĩ năng này các em gặp rất nhiều khó khăn.
- Một số học sinh viết lại câu hỏi thành câu trả lời vào bài giải và ghi danh số cũng chưa đúng (do chưa hiểu).
- Hiện tượng học sinh viết nhầm thứ tự các th...m hiểu thực trạng, phân loại thật sát các đối tượng HS:
	Ngay từ dầu năm học, giáo viên phải nắm bắt được năng lực học tập của từng HS của lớp qua các tiết học Toán đặc biệt là phần giải toán có lời văn, đồng thời thông qua việc trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu về năng lực giải toán của mỗi em. Từ đó có kế hoạch giúp đỡ các đối tượng thực hiện nhiệm vụ tốt nhiệm vụ học tập. 
	Bên cạnh đó cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng GV lúng túng khi dạy và học sinh gặp khó khăn khi học giải toán có lời văn.
2- Giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung, mục tiêu của chương trình môn Toán lớp 2, 3 đặc biệt là các dạng toán có lời văn. Nắm được bản chất cơ bản của từng dạng toán để định hướng, giúp các em hiểu được đường lối chung để giải. Từ đó có kế hoạch dạy học cho phù hợp với từng dạng bài và giảng dạy đạt hiệu quả.
	3- Thiết kế bài dạy đảm bảo đúng mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng và điều chỉnh chương trình phù hợp với từng đối tượng học sinh, mở rộng, phát triển cho học sinh có năng lực học tập tốt. Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng nội dung kiến thức và các bài tập phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, theo từng đối tượng học sinh. Ngoài ra, giáo viên và học sinh cần chuẩn bị đồ dùng cho chu đáo để sử dụng hiệu quả.
	4- Tổ chức các hoạt động giúp học sinh thực hiện các bước giải toán phát huy tính tích cực của học sinh:
Mỗi tiết toán thường có những bài toán có lời văn. Khi dạy mỗi GV phải giúp học sinh xác định được bài toán đơn hay toán hợp. 
- Dạng toán đơn HS đã được làm quen từ giữa kì II của năm học lớp Một, còn toán hợp thì phải giữa kì I lớp Ba HS mới được tiếp cận làm quen.
- Toán hợp là dạng toán gồm nhiều bài toán đơn gộp lại. Vì vậy muốn làm tốt dạng toán hợp thì phải nắm chắc và giải quyết tốt dạng toán đơn.
Khi dạy học sinh giải toán có lời văn dù là dạng toán nào đi nữa vẫn phải dạy HS tiến hành theo bốn bước sau:
 	+ Bước một: Tìm hiểu đề toán (là phân tích v...văn không còn giá trị về mặt lôgic trong bài toán, để học sinh dễ nhận ra các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố đó hơn. 
 - Việc tóm tắt bằng lời có thể thực hiện ở tất cả các bài toán. Lúc đầu làm quen với công việc này HS rất lúng túng, tóm tắt còn rườm rà.
 	Ví dụ 1: Mẹ và chị hái được 85 quả cam, mẹ hái được 44 quả. Hỏi chị hái được bao nhiêu quả cam ? (Toán 2 - trang 21)
Đầu tiên hướng dẫn HS gạch chân từ quan trọng. HS sẽ gạch hết vào cả 3 ý: Mẹ và chị hái được 85 quả, mẹ hái được 44 quả. Hỏi chị được bao nhiêu quả?
GV nên hướng dẫn:- Trong từng ý đó từ nào quan trọng?
 - Từ nào có thể bỏ mà vẫn hiểu được?
Lúc này HS sẽ nói: - Từ có thể bỏ là từ “hái được”
 - Từ quan trọng là từ: “ mẹ và chị: 85 quả”
 “ Mẹ : 44 quả”
GV dùng thước gạch chân từ quan trọng và hướng dẫn HS viết tóm tắt:
 Giáo viên lưu ý cho HS khi viết những số có cùng đơn vị nên viết thẳng hàng nhau, từ chỉ người thẳng hàng với từ chỉ người, từ chỉ vật thẳng hàng với từ chỉ vật.
 Mẹ và chị : 85 quả.
 Mẹ : 44 quả.
 Hỏi chị: ....quả ?
	Đến đầu học kì II của lớp 2 và đầu học kì I của lớp 3, khi học sinh đã được học các bảng nhân, bảng chia thì học sinh phải làm những bài toán có áp dụng 1 phép nhân hoặc 1 phép chia thì hướng dẫn HS tóm tắt bài toán bằng hai dòng (một dòng là cái đã cho, một dòng là cái phải tìm). Tuy nhiên, học sinh cần nắm rõ một số từ ngữ để khi tóm tắt được thuận lợi (“mỗi” ở đây có nghĩa là 1).
Ví dụ 2:
 Mỗi can đựng 5 lít dầu. Hỏi 7 can như thế đựng được bao nhiêu lít dầu ?
 	GV gợi ý và hướng dẫn HS tóm tắt:
 	1 can: 5 l dầu 
	7 can: ...lít dầu ?
	Khi tóm tắt bài toán giải bằng một phép tính chia cũng tương tự. Nhưng nếu các em không nắm chắc được quy định các số có cùng đơn vị thì phải để thẳng cột với nhau thì rất khó tóm tắt và khó nhìn vào tóm tắt có thể nhận thấy được cách giải.
	Ví dụ 3: Cô giáo có 12 cái kẹo, cô chia đều cho 2 bạn. Hỏi mỗi bạn được mấy cái kẹo ?
	Nếu học sinh lười tư duy sẽ tóm tắt như sau: 12 cái kẹo : 2 bạn
	 1 bạn : ... cái

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_ren_ki_nang_giai_toan_co_loi_van_cho_hoc_sinh_lop.docx