Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả người cho học sinh Lớp 5
Thực tế cho thấy hiện nay việc dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng còn nhiều hạn chế và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Chúng ta đều biết một bài văn miêu tả hoàn chỉnh gồm nhiều đoạn, nhiều ý liên kết chặt chẽ với nhau. Muốn có bài viết tốt, học sinh phải viết được những đoạn văn tốt, giàu cảm xúc. Có thể nói đây là một yêu cầu tổng hợp của nhiều kĩ năng. Ngoài việc xác định rõ đối tượng miêu tả của đoạn văn, xác định trình tự miêu tả, để viết được đoạn văn theo yêu cầu còn đòi hỏi học sinh ở mức độ cao hơn đó là phải tìm được các chi tiết nổi bật, những liên tưởng thú vị, biết thể hiện tình cảm, cảm xúc và phải xác định được câu mở đoạn và câu kết đoạn. Đây là những yêu cầu khó thực hiện đối với đối tượng học sinh. Trong khi đó, nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc rèn kĩ năng viết đoạn và liên kết đoạn thành một bài văn hoàn chỉnh. Hơn nữa cả giáo viên và học sinh đều có tâm lí rất ngại dạy văn và học văn dẫn đến chất lượng học phân môn Tập làm văn còn nhiều hạn chế, nhất là chất lượng viết đoạn, liên kết đoạn thành bài các em còn gặp nhiều khó khăn về vấn đề này.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả người cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả người cho học sinh Lớp 5

n văn, xác định trình tự miêu tả, để viết được đoạn văn theo yêu cầu còn đòi hỏi học sinh ở mức độ cao hơn đó là phải tìm được các chi tiết nổi bật, những liên tưởng thú vị, biết thể hiện tình cảm, cảm xúc và phải xác định được câu mở đoạn và câu kết đoạn. Đây là những yêu cầu khó thực hiện đối với đối tượng học sinh. Trong khi đó, nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc rèn kĩ năng viết đoạn và liên kết đoạn thành một bài văn hoàn chỉnh. Hơn nữa cả giáo viên và học sinh đều có tâm lí rất ngại dạy văn và học văn dẫn đến chất lượng học phân môn Tập làm văn còn nhiều hạn chế, nhất là chất lượng viết đoạn, liên kết đoạn thành bài các em còn gặp nhiều khó khăn về vấn đề này. II- MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ - Tích cực hoá hoạt động của học sinh. Nâng cao hiệu quả của việc dạy viết đoạn văn miêu tả cây cối. - Rèn cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản nói và viết. - Bồi dưỡng, vun đắp tình yêu Tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng,giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con ... tiểu học, sắp sửa từ biệt mái trường thân yêu để bước tiếp vào bậc trung học cơ sở nhưng tôi vẫn không bao giờ quên cô đã dạy tôi năm lớp một.( tả cô giáo) Thoắt cái, năm năm học sắp trôi qua. Tôi bây giờ đã là một học sinh cuối cấp. Mỗi khi nhìn lại những năm tháng ngọt ngào dưới mái trường Tiểu học Ngan Dừa thân yêu, trong tôi lại dâng lên một cảm giác khó tả. Vui có, buồn có, ân hận cũng có... Đó là cái cảm giác của tôi mỗi khi nghĩ về , một người bạn cùng lớp. (Tả bạn học) Tóm lại, việc viết MB trực tiếp hay gián tiếp thì điều quan trọng là các em phải giới thiệu được đối tượng mình định tả là ai. Các em cần diễn đạt, dẫn dắt người đọc tiếp cận được với đối tượng miêu tả bằng cách nhẹ nhàng nhất. Để làm được điều này đòi hỏi GV cần biết phát huy tối đa khả năng diễn đạt, năng lực sở trường của mỗi HS để các em đều hoàn thành việc MB cho mỗi bài văn đưa ra. b, Viết kết bài: * Nếu như phần mở bài giống như một lời mời chào thân ái thì phần kết bài giống như một cuộc tiễn đưa người khách vừa đến thăm “vườn văn” của mình. Để tạo cho khách sự quyến luyến không muốn rời xa, cuộc tiễn đưa ấy phải thật tình cảm và chân thành. Muốn vậy, khi viết phần kết bài, các em phải viết thật cô đọng, ngắn gọn và súc tích, tránh kết thúc một cách đơn điệu, tẻ nhạt và cộc lốc. Kết bài chính là kết lại, khép lại nội dung vừa trình bày ở phần thân bài. Vì vậy cần khép bài một cách khéo léo để nó đọng lại và mở ra trong lòng người đọc những cảm xúc tràn trề, những hình ảnh đẹp đẽ mà chúng ta đã miêu tả, đã kể trong bài văn của mình. Đây là phần các em nêu cảm nghĩ của mình về đối tượng được miêu tả. Có hai cách kết bài: Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng. * KB không mở rộng là các em chỉ cần nêu được tình cảm của mình đối với đối tượng vừa miêu tả. Thông thường, HS đại trà hay viết" Em rất yêu mẹ em." Cách kết bài này ngắn gọn, dễ viết nhưng không thể hiện được hết năng lực của học sinh, không phát huy được năng khiếu, tư duy của các em, không để lại ấn tượng sâu sắc ch... để miêu tả và cách thể hiện tình cảm, cảm xúc ... sao cho hợp lí. GV gợi ý học sinh chỉ có mức độ và phải tôn trọng cá tính sáng tạo của học sinh, dành chỗ trống cho sự độc lâp, sáng tạo của các em. Phần thân bài chính là phần trọng tâm của một bài văn. Một bài văn có phần mở đầu và kết thúc hấp dẫn nhưng phần thân bài sáo rỗng, hời hợt, không giải quyết được đầy đủ các yêu cầu các yêu cầu được đặt ra ở phần đề bài thì chưa phải là một bài văn hay. Để khắc phục khuyết điểm này, khi lập dàn ý của bài văn, chúng ta cần tách phần thân bài thành các ý lớn cho đầy đủ, rồi từ các ý đó, viết thành các đoạn văn hoàn chỉnh. Tuỳ vào yêu cầu của đề, các em có thể trình bày phần thân bài thành một hay 2-3 đoạn (dài, ngắn khác nhau). Mỗi đoạn có thể trình bày khoảng từ 3 - 12 câu, tuỳ theo nội dung của từng ý. Ý nào trọng tâm thì nên nói kĩ, nói dài hơn. Chúng ta đều biết, một bài văn miêu tả hoàn chỉnh gồm nhiều đoạn, nhiều ý liên kết chặt chẽ với nhau. Muốn có bài viết tốt, học sinh phải viết được những đoạn văn tốt, giàu cảm xúc. Rèn kĩ năng viết các đoạn trong phần thân bài là một yêu cầu rất quan trọng để có được bài văn hay. Có thể nói đây là một yêu cầu tổng hợp của nhiều kĩ năng. Ngoài việc xác định rõ đối tượng miêu tả của đoạn văn, xác định trình tự miêu tả, để viết được đoạn văn theo yêu cầu còn đòi hỏi học sinh ở mức độ cao hơn đó là phải tìm được các chi tiết nổi bật, những liên tưởng thú vị, biết thể hiện tình cảm, cảm xúc và phải xác định được câu mở đoạn và câu kết đoạn. Đây là những yêu cầu khó thực hiện đối với đối tượng học sinh . Thực tế có nhiều học sinh viết đoạn văn theo ngẫu hứng, nghĩ gì viết đấy mà không lập dàn ý dẫn đến các ý lộn xộn, không theo một trình tự nhất định. Việc liên kết các câu trong đoạn văn chưa tốt, diễn đạt lủng củng, dùng từ sai, viết câu sai ngữ pháp cũng là những lỗi phổ biến mà học sinh thường mắc phải khi viết đoạn văn. Để khắc phục tình trạng này, khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn, Gv cần yêu cầu các em phải bám sát vào
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_doan_van_mieu_ta_nguo.docx