Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng phát âm chuẩn cho học sinh Lớp Một
Tập đọc là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học nhất là đối với học sinh lớp Một. Tập đọc trang bị cho học sinh bộ chữ cái Tiếng Việt và những yêu cầu kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp, góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường đó là kỹ năng viết chữ.
Dạy học sinh lớp Một tập đọc là dạy học sinh phát âm đúng, chuẩn bắt đầu từ các âm, vần sau đó đến tiếng, từ, nâng cao hơn là dạy học sinh biết đọc diễn cảm một văn bản, cảm thụ được văn bản đó... từ đó hình thành cho các em về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mỹ của Tiếng Việt.
Dạy học sinh biết được những kỹ năng đọc chữ từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời giúp các em xác định được cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt qua đó giáo dục cho các em biết phát huy và giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ góp phần nâng cao chất lượng dạy đọc chữ mà cũng phối hợp với những hợp phần khác nhằm phát huy vai trò công cụ của việc đọc đúng, đọc hay..
Việc dạy tập phát âm đúng được phối hợp nhịp nhàng với việc dạy đọc âm, vần. Học sinh luyện tập đọc chữ dưới hai hình thức đó là: Luyện tập đọc chữ trong các tiết học âm, chữ ghi âm, vần và tập đọc theo các yêu cầu kỹ thuật trong các tiết Tiếng Việt. Ngoài ra, việc rèn luyện kỹ năng phát âm đúng, chuẩn cũng được triển khai trong các giờ học chính tả. Khi học tập viết, học sinh được quan sát trực tiếp chữ mẫu và cách viết mẫu của giáo viên, nghe giáo viên phân tích cách viết để hình thành biểu tượng chữ viết. Sau đó học sinh được luyện tập nhiều lần; được sửa chữa rồi mới viết vào vở. Do vậy hoạt động của giáo viên và học sinh có cao hay không phụ thuộc nhiều vào điều kiện về cơ sở vật chất như lớp học, ánh sáng, bàn ghế,…
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng phát âm chuẩn cho học sinh Lớp Một

y Nam (nữ): Nữ Ngày tháng/năm sinh: 26- 02- 1974 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học. Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Cộng Lạc Điện thoại: 0987790493 4. Đồng tác giả (nếu có): Không 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Đơn vị: Trường Tiểu học Cộng Lạc. Địa chỉ: Cộng Lạc – Tứ Kỳ - Hải Dương. 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Không gian, ánh sáng, phòng ốc đầy đủ, đạt tiêu chuẩn phù hợp với lứa tuổi học sinh. - Sáng kiến có thể áp dụng cho học sinh lớp 1; 2 đại trà và dạy học phù hợp với mọi đối tượng học sinh. 7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2020 – 2021. HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÍ TÊN) Bùi Thị Bẩy XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT (đối với trường mầm non, tiểu học, THCS) TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: Tập đọc là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học nhất là đối với học sinh lớp Một....): - Để hình thành kỹ năng phát âm chuẩn cho học sinh, việc dạy tập đọc phải trải qua hai giai đoạn: + Giai đoạn 1: Giai đoạn này hình thành và xây dựng biểu tượng về chữ viết, giúp các em ghi nhớ được hình dáng, kích thước, quy định viết từng chữ cái. Cái hiểu biết này giúp học sinh viết chữ một cách tự giác. Nhờ vậy kết quả đạt được sẽ nhanh và chắc chắn hơn. + Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn củng cố, hoàn thiện biểu tượng về chữ viết thông qua các hình thức luyện tập viết chữ và học sinh ghi nhớ và biết đọc đúng các chữ vừa viết. Có đọc đúng thì mới viết đúng và ngược lại có viết đúng thì mới đọc đúng. - Học sinh lớp Một còn nhỏ, ý thức tự giác trong học tập chưa cao, khả năng ghi nhớ cũng hạn chế nên thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh để phối kết hợp nhắc nhở, giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt. 4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến: Học sinh có ý thức "phát âm chuẩn Tiếng Việt" giúp các em học tập tốt các môn học khác, xây dựng cho mỗi HS có một quy tắc chuẩn mực, một phương pháp để HS trở thành một công dân tốt cho xã hội. Xây dựng một tập thể lớp có ý thức đọc đúng, nói đúng, chuẩn mực, nói lời nói hay ý đẹp, xây dựng một tập thể HS có đức tính tốt đẹp: đoàn kết, cẩn thận, cần cù, kiên trì, năng động, sáng tạo, biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.. là một thực trạng tốt trong xã hội ngày nay. 5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến: Rút ra bài học kinh nghiệm và nêu những khuyến nghị, đề xuất để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. 1.1. Nội dung, mục đích của sáng kiến. Như chúng ta đã biết: Nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Các chủ nhân của thế kỷ XXI phải là những con người thông minh, dí dỏm, hoạt bát, có ánh sáng của trí tuệ, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh và một thân thể cường tráng Con người của văn hoá thời đại tiên tiến văn minh không chỉ giỏi một lĩnh vực mà phải là con người giỏi toàn diện. Có...huẩn cho học sinh lớp Một. Một số biện pháp rèn phát âm đúng các tiếng có phụ âm dễ lẫn: l- n; s- x; tr- ch; d- r- gi; và một số tiếng có dấu thanh học sinh hay đọc ngọng( ngã/ sắc), . 2. Cơ sở lý luận của vấn đề: Đối với người Việt Nam ta công cụ giao tiếp quan trọng nhất là tiếng Việt. Bởi vì tiếng nói của mỗi dân tộc có vai trò tối quan trọng trong đời sống cộng đồng và trong đời sống của mỗi cá thể. Chính nhờ ngôn ngữ mà con người có khả năng thiết lập quan hệ xã hội, diễn đạt trọn vẹn và sáng tỏ các sự kiện cũng như tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng của mình, làm cho người khác thấu hiểu những gì hàm chứa trong sự diễn đạt ấy. Như vậy tiếng nói không chỉ là âm lượng phát ra bên ngoài mà còn là "tiếng nói bên trong"của mỗi cá nhân. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là giữ gìn và phát triển bản sắc tinh hoa Tiếng Việt làm cho Tiếng Việt giàu hơn, đẹp hơn để nó phản ánh chính xác, diễn tả những tư tưởng tình cảm của con người Việt. Một trong những nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là rèn luyện nói đúng, viết đúng (cả về văn tự và nội dung) nhất là cấp Tiểu học mà lớp Một là nền móng. Tiếng Việt vốn rất phong phú và phức tạp vì vậy việc tiếp xúc và học Tiếng Việt, sử dụng Tiếng Việt không phải là vấn đề đơn giản nhất là đối với học sinh lớp Một là đối tượng đầu tiên coi Tiếng Việt là môn học nghiêm túc. Vì vậy người giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng để hướng dẫn các em học tiếng mẹ đẻ sao cho khoa học và hữu ích nhất; sao cho ngôn ngữ mẹ đẻ trở thành công cụ đắc lực trong các cấp học cũng như cả cuộc đời. Thực tế các em chưa đi học đã tiếp xúc, sử dụng Tiếng Việt ở dạng ngôn ngữ nói. Vì vậy việc giao tiếp với những người xung quanh (phương ngữ) có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành ngôn ngữ nói của trẻ. Mà như chúng ta đã biết, Hải Dương là một địa phương được coi là khu vực ngọng l/n nên phần nhiều số học sinh trước khi đến trường các em phát âm chưa chuẩn. Đến khi đi học các em mới có ý thức sửa lỗi phát âm theo ngôn ngữ chuẩn. Vì l
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_phat_am_chuan_cho_hoc_sinh.doc