Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn ở Lớp 3

Chúng ta đang sinh hoạt học tập ở thế kỉ 21. Thế kỉ mà khoa học và công nghệ sẽ có những bước nhảy vọt kinh tế, tri thức sẽ chiếm vị trí ngày càng lớn trong quá trình phát triển. Toàn cầu hoá là một su thế khách quan ngày càng có nhiều nước tham gia, điều đó đặt ra những cơ hội và thách thức cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Đất nước ta trong su thế hội nhập của nền kinh tế thế giới. Do vậy nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ có đủ đức và tài là điều vô cùng quan trọng.

        Trong công cuộc đổi mới, đòi hỏi những người công dân có bản lĩnh , có năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm đáp ứng với sự thay đổi từng phút, từng giờ của toàn xã hội.

        Từ thực tiễn cuộc sống, Đảng và Nhà nước luôn coi GD - ĐT là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu GD nói chung và GD tiểu học nói riêng đã có sự thay đổi, những đổi mới của mục tiêu GD đã dẫn đến sự đổi thay tất yếu của nội dung và phương pháp dạy hoc. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS. HS chủ động, tự giác tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức. Người thày đóng vai trò chủ đạo, tổ chức điều khiển, phát huy trí lực của HS. Dưới mái trường phổ thông, ngay từ Tiểu học, mỗi HS đều cần và có thể đạt được trình độ học vấn phổ thông toàn diện, đồng thời phát huy sở trường khả năng của mình về một môn nào đó.

        Trong chương trình Tiểu học, toán học là môn học chiếm vị trí quan trọng . Những kiến thức toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, chúng cần thiết cho mọi người lao động và chuẩn bị cơ sở để tiếp tục học những môn học khác và học lên bậc học trên. Môn toán nổi trội trong việc hình thành và rèn luyện các năng lực tư duy, trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, phát triển khả năng rèn luyện, suy luận, phương pháp giải quyết vấn 

đề để góp phần hình thành những phẩm chất của người lao động mới: Sáng tạo, cần cù, vượt khó, có khả năng thích ứng với thực tế cuộc sống.

 Trong chương trình Toán 3, Giải toán có lời văn là một trong 4 mạch kiến thức. Đây là mạch kiến thức khó đòi hỏi GV phải giành nhiều thời gian và công sức nghiên cứu để dẫn dắt HS nắm vững phương pháp giải của từng dạng bài. Các bài toán có lời văn có vị trí đặc biệt quan trọng và xuất hiện ở các khâu của quá trình dạy toán ở Tiểu học.Từ khâu hình thành khái niệm, quy tắc tính toán đến khâu thực hành trực tiếp của các phép tính, vận dụng tổng hợp các tri thức và kĩ năng của số học, đại lượng, yếu tố hình học. Vì vậy trong cấu trúc nội dung Toán 3 đã sắp xếp các bài toán có lời văn gắn bó với các nội dung khác trong từng khâu của từng tiết học. Mặt khác, với HS lớp 3, các kiến thức và kĩ năng của môn toán được hình thành bằng hoạt động thực sự trên các mô hình, đồ vật, quan sát hình ảnh, kí hiệu để tự chiếm lĩnh kiến thức.

       Vì vậy giúp HS có kĩ năng giải toán có lời văn, người GV cần tìm ra được phương pháp giải hay nhất, ngắn nhất, dễ hiểu nhất để HS dễ vận dụng khi gặp những dạng bài tương tự. Là một GV tự học tập, bồi dưỡng, củng cố, bổ sung để nâng cao năng lực chuyên môn là một điều hết hết sức cần thiết, nếu chuyên môn tốt mình sẽ cùng đồng nghiệp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc gặp phải trong quá dạy đồng thời giúp HS giải tốt các dạng toán có lời văn, điều chỉnh kịp thời những phương pháp giải chưa đúng, có như vậy thì thế hệ trẻ mới có một vốn kiến thức vững vàng, sẵn sàng hoạt động hoà nhập cùng cuộc sống thực tế. Vì vậy việc khai thác và phát triển các bài toán có lời văn trong SGK là cực kì quan trọng. Đó cũng là nguyên nhân giúp tôi chọn đề tài: " Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn ở lớp 3".

doc 30 trang Bảo Đạt 30/12/2023 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn ở Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn ở Lớp 3
Ả XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
 (Kí, ghi rõ họ tên) SÁNG KIẾN
 TÓM TẮT SÁNG KIẾN
A. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
B. Điều kiến, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
C. Nội dung sáng kiến cần làm rõ:
+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
+ Khả năng áp dụng của sáng kiến:
+ Lợi ích thiết thực của sáng kiến:
Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
 D, Kết luận
A. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN
 Chúng ta đang sinh hoạt học tập ở thế kỉ 21. Thế kỉ mà khoa học và công nghệ sẽ có những bước nhảy vọt kinh tế, tri thức sẽ chiếm vị trí ngày càng lớn trong quá trình phát triển. Toàn cầu hoá là một su thế khách quan ngày càng có nhiều nước tham gia, điều đó đặt ra những cơ hội và thách thức cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Đất nước ta trong su thế hội nhập của nền kinh tế thế giới. Do vậy nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ có đủ đức và tài là điều vô cùng quan trọng.
 Trong công cuộc đổi mới, đòi hỏi những người công d... từng khâu của từng tiết học. Mặt khác, với HS lớp 3, các kiến thức và kĩ năng của môn toán được hình thành bằng hoạt động thực sự trên các mô hình, đồ vật, quan sát hình ảnh, kí hiệu để tự chiếm lĩnh kiến thức.
 Vì vậy giúp HS có kĩ năng giải toán có lời văn, người GV cần tìm ra được phương pháp giải hay nhất, ngắn nhất, dễ hiểu nhất để HS dễ vận dụng khi gặp những dạng bài tương tự. Là một GV tự học tập, bồi dưỡng, củng cố, bổ sung để nâng cao năng lực chuyên môn là một điều hết hết sức cần thiết, nếu chuyên môn tốt mình sẽ cùng đồng nghiệp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc gặp phải trong quá dạy đồng thời giúp HS giải tốt các dạng toán có lời văn, điều chỉnh kịp thời những phương pháp giải chưa đúng, có như vậy thì thế hệ trẻ mới có một vốn kiến thức vững vàng, sẵn sàng hoạt động hoà nhập cùng cuộc sống thực tế. Vì vậy việc khai thác và phát triển các bài toán có lời văn trong SGK là cực kì quan trọng. Đó cũng là nguyên nhân giúp tôi chọn đề tài: " Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn ở lớp 3".
B. ĐIỀU KIỆN, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
 Đã nhiều năm được phân công dạy và chủ nhiệm lớp 3, tôi thấy học sinh còn rất lúng túng và hay nhầm lẫn giữa các dạng toán đơn dẫn đến khó khăn khi học các dạng toán hợp nên kết quả giải toán chưa cao. Đã nhiều năm tôi nghiên cứu cách rèn cho học sinh giải toán sao cho có kết quả tốt để năng cao chất lượng. Năm học này tôi đã áp dụng sáng kiến vào dạy lớp 3D, một lớp có chất lượng giải toán không cao và thu được kết quả tương đối tốt.
3- Nội dung sáng kiến
3.1. Tìm hiểu những điểm mới về nội dung, phương pháp dạy học toán 3 năm 2000. Từ các bài toán có lời văn có sẵn trong SGK đề xuất việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn lớp 3 từ khâu phân tích, khai thác đến phát triển các bài tập đó để bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho HS lớp 3. 
3. 2. Điều tra thực trạng của việc dạy và học của GV và HS trong trường Tiểu học đối với môn toán lớp 3. 
3. 3. Thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của cách khai thác, phát t...ỮA NỘI DUNG GIẢI TOÁN Ở LỚP 3 MỚI VÀ LỚP 3 CŨ.
 - Trong chương trình CCGD - 165 tuần, toán hợp ( giải bằng 2 phép tính) được 
học từ lớp 2 đến lớp 3( CTTH mới) . HS mới được học toán hợp gồm các bài toán giải bằng 2 phép tính liên quan đến phép tính cộng, trừ hoặc các bài toán có liên quan đến 2 phép tính nhân, chia ( Bài toán rút về đơn vị)
 - Riêng bài toán "So sánh 2 số hơn kém nhau một số đơn vị” được học ở lớp 1, 2 
( chương trình 165 tuần) cùng với bài toán về " nhiều hơn" " ít hơn" nay chuyển 
sang lớp 3( CTTH mới) ở phần bổ sung ôn tập đầu năm.
 - Cũng như lớp 3( chương trình 165 tuần), ở lớp 3 mới, HS học các bài toán liên quan đến " Gấp, giảm một số lần", " So sánh hơn kém nhau một số lần" nhưng được nêu tường minh thành 4 bài toán : " Gấp 1 số lên nhiều lần" , " Giảm đi một số lần", "So sánh số lớn gấp mấy lần số bé" , "So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn"
( Tránh dùng thuật ngữ số bé kém số lớn một số lần).
 - Đặc biệt trong toán 3 mới đã có các bài toán về nội dung hình học như giải toán về tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông (mà lớp 3 cũ không có)
 - Nội dung cấu trúc hợp lí được sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức khác, phù hợp với sự phát triển theo từng giai đoạn học tập của HS.
 - Nội dung dạy giải toán trong SGK đã thể hiện mức độ yêu cầu về kiến thức kĩ năng cơ bản theo đúng trình độ chuẩn. Chẳng hạn, sách toán 3 mới đã giảm các bài toán có tính phức tạp ( Bài toán "sao" ) mà thay vào đó các bài toán cơ bản, HS chủ yếu được học phương pháp giải toán ( cách giải và trình bày bài giải) nối tiếp với mạch giải toán đã học từ lớp 1, 2 ( CTTH mới).
 - Nội dung các bài toán trong SGK đã chú ý đến cập nhật, gắn liền các tình huống trong đời sống gần gũi với trẻ đã tăng cường các bài luyện tập, thực hành rèn giải toán như: Trình bày diễn đạt nói( phân tích đề, lập đề toán, nêu câu lời giải...) hoặc cách trình bày, diễn đạt viết ( viết tóm tắt bài toán, viết bài giải...) hoặc đã có các bài thực hành rèn kĩ năng giải toán có nộ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_giai_toan_co_loi_van.doc