Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh qua tiết đọc-hiểu văn bản và tiết luyện nói-Ngữ văn 9
I . ĐẶT VẤN ĐỀ :
1/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ
Mục tiêu của dạy học môn Ngữ văn là hình thành những con người có ý thức, có tư tưởng tình cảm cao đẹp, có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ và đặc biệt là có khả năng thích ứng với cuộc sống năng động trong xã hội hiện đại.
Dạy-học Ngữ văn không chỉ chú trọng dạy cái gì mà dạy như thế nào. Quan điểm tích hợp và tích cực luôn chi phối các hoạt động dạy học Ngữ văn, nhất là ở phần dạy-học Đọc- hiểu văn bản cũng như dạy các kĩ năng làm Tập làm văn. Một tiết dạy-học Ngữ văn đạt hiệu quả trước hết phải tạo nên không khí hứng thú cho mỗi giờ học. Không khí đó chỉ có được khi người dạy biết da dạng hóa các hình thức, biện pháp dạy học.
Mặc khác, với tinh thần quan điểm dạy học mới, SGK Ngữ văn không chỉ chú trọng nội dung mà còn chú trọng hình thức nhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy-học.
Để đạt được những mục tiêu trên và thực hiện theo yêu cầu của phương pháp dạy học mới, người dạy cần tổ chức cho học sinh học tập bằng các biện pháp nhằm rèn cho học sinh các kỹ năng nghe, nói ,đọc ,viết . Trong đó kĩ năng nói là vô cùng quan trọng .Nói sao cho người nghe hiểu là điều không phải ai cũng thực hiện tốt. Người nói khi đã chuẩn bị đầy đủ nội dung trong đầu sẽ tìm cách bộc lộ, truyền đạt thông tin đó chính là “nói”. Muốn hoạt động nói có hiệu quả trong giờ học Ngữ văn, người dạy phải hướng dẫn rèn luyện cho các em, tập cho các em mạnh dạn trước tập thể. Nhiều khi các em có dự kiến trong đầu nhưng lại không nói ra được. Và như vậy người thầy sẽ không nhận xét đánh giá đúng về sự tiếp thu ,cảm thụ của các em trong giờ học Ngữ văn .
Vậy rèn luyện nói cho học sinh là việc làm thiết thực vừa góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn vừa hình thành phong cách cho học sinh giúp các em mạnh dạn trước tập thể, có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh qua tiết đọc-hiểu văn bản và tiết luyện nói-Ngữ văn 9

ó được khi người dạy biết da dạng hóa các hình thức, biện pháp dạy học. Mặc khác, với tinh thần quan điểm dạy học mới, SGK Ngữ văn không chỉ chú trọng nội dung mà còn chú trọng hình thức nhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy-học. Để đạt được những mục tiêu trên và thực hiện theo yêu cầu của phương pháp dạy học mới, người dạy cần tổ chức cho học sinh học tập bằng các biện pháp nhằm rèn cho học sinh các kỹ năng nghe, nói ,đọc ,viết . Trong đó kĩ năng nói là vô cùng quan trọng .Nói sao cho người nghe hiểu là điều không phải ai cũng thực hiện tốt. Người nói khi đã chuẩn bị đầy đủ nội dung trong đầu sẽ tìm cách bộc lộ, truyền đạt thông tin đó chính là “nói”. Muốn hoạt động nói có hiệu quả trong giờ học Ngữ văn, người dạy phải hướng dẫn rèn luyện cho các em, tập cho các em mạnh dạn trước tập thể. Nhiều khi các em có dự kiến trong đầu nhưng lại không nói ra được. Và như vậy người thầy sẽ không nhận xét đánh giá đúng về sự tiếp thu ,cảm thụ của các em trong giờ học ...ần nâng cao chất lượng giờ dạy-học Ngữ văn. Trong quá trình giảng dạy chúng tôi đã có sự tìm tòi, học hỏi và vận dụng và đã thấy được hiệu quả. Từ đó ,chúng tôi rút ra được những vấn đề mang tính kinh nghiệm và cũng là gợi ý để tham khảo. 4/ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Với quá trình giảng dạy 3 năm ở môn Ngữ văn 9, vừa tiếp thu học hỏi, vừa thâm nhập thực tế qua những giờ lên lớp, chúng tôi tự học hỏi lẫn nhau tìm biện pháp để phát huy có hiệu quả tiết dạy, chủ yếu chú trọng tiết luyện nói. Năm nay, được học chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kì 2003-2007 và được tham gia các đợt sinh hoạt chuyên môn do phòng giáo dục tổ chức về chuyên đề luyện nói. Từ đó, chúng tôi đúc kết kinh nghiệm và trong điều kiện cho phép xin được trình bày về đề tài: “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG TIẾT ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN VÀ TIẾT LUYỆN NÓI Ở MÔN NGỮ VĂN 9 ”. II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, các nước trên thế giới rất coi trọng dạy học theo quan điểm giao tiếp. Đây là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông, lấy hoạt động giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết. Nếu như nghe, đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường. Nếu người thầy đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, thì người học (học sinh) phải tự mình bộc lộ sự hiểu biết, phải biết phát triển tư duy thành lời - ngôn bản. Muốn cho người nghe hiểu cho được thì người nói phải nói cho tốt, có nghĩa là nói phải mạch lạc, logic, phải bảo đảm các qui tắc hội thoại, phải chú ý đến các cử chỉ, nét mặt, âm lượng Vì thế, luyện nói là việc rất quan trọng trong ...nh viên trong nhóm có vẻ háo hức và nói một cách tự nhiên. Tất cả như có một luồng điện vô hình nào đó được lan truyền cho cả lớp làm nóng lên không khí học tập. Nhiều em giơ tay xin được trình bày kết quả thảo luận, được trình bày những điều mà nhóm đã phát hiện, cảm nhận tổng hợp và thật là thoả mãn với những kiến thức được chắc lọc rút ra từ chính sự hiểu biết của các em. Đó cũng là lúc GV có điều kiện để điều chỉnh và phấn khích các em học tập, thực tế niềm vui đựợc GV quan tâm sẽ cho các em thêm sự tự tin vào khả năng của mình là phải học tập tốt hơn, cố gắng hơn để được phát biểu, nói trước lớp trong lần sau. Để tạo được động lực niềm tin nhằm kích thích ý thức học tập bộ môn Ngữ văn của các em trước hết người thầy giáo phải là người tìm ra được những biện pháp tối ưu kích thích khả năng nói để HS nói ra được những điều mình tư duy, cảm thụ trong giờ học văn bản cũng như trong tiết luyện nói. Đây cũng là kĩ năng vừa giúp các em thể hiện mình, tự bày tỏ những suy nghĩ cảm xúc những điều cảm thụ, phân tích, đánh giá một cách tự tin trứơc tập thể. Vừa là biện pháp có khả năng khắc phục đựơc những khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1.YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC SINH Ngay từ đầu năm học, chúng tôi phổ biến những qui định đối với môn Ngữ văn đối với việc học Ngữ văn nói chung và cho kĩ năng luyện nói nói riêng để học sinh có tâm thế chuẩn bị : a.Dụng cụ : - Đầy đủ sách giáo khoa - Vở : Vở học, vở soạn, vở bài tập - Bảng phụ (4 em có một bảng phụ). Bảng phụ các em có thể dùng tờ lịch cũ bọc giấy bóng ngoài. Một cây bút lông. Hoặc các em có thể mua bảng giấy da đen cỡ (80-60cm) nhưng bảng đen thì việc đem đi học hơi cồng kềnh nên dùng bảng phụ bằng giấy lịch bọc nhựa tiện hơn. b.Chia nhóm : Để tiện việc hoạt
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_noi_cho_hoc_sinh_qua.doc