Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học Tiếng Việt Lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Tiếng Việt là môn học có vị trí quan trọng trong các môn học. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Tiếng Việt chiếm 31% tổng thời lượng chương trình dành cho các môn học bắt buộc. Mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 1hình thành, phát triển cho học sinh các kĩ năng đọc, viết, nghe và nói với mức độ căn bản để làm công cụ học các môn học khác và tự học.
Qua học tập môn tiếng Việt lớp 1góp phần phát triển các năng lực chung và hình thành phát triển cho các em những phẩm chất chủ yếu đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, các kĩ năng “nghe, nói, đọc, viết” là những kĩ năng quan trọng hàng đầu. Chúng ta biết: Đọc, viết là một dạng ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó. Đọc, viết trở thành một yêu cầu cơ bản đầu tiên đối với những người đi học. Trước tiên, trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc, viết là công cụ để học các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập, tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học, nó là kĩ năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh. Nếu đọc yếu (đọc sai chữ, tốc độ chậm) sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học Tiếng Việt Lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó. Đọc, viết trở thành một yêu cầu cơ bản đầu tiên đối với những người đi học. Trước tiên, trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc, viết là công cụ để học các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập, tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học, nó là kĩ năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh. Nếu đọc yếu (đọc sai chữ, tốc độ chậm) sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh. 2. Thực trạng của dạy học Tiếng Việt- phần vần lớp 1 Năm học 2020-2021 ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ kép với mục tiêu: vừa tích cực thực hiện giải pháp phòng chống dịch Covid-19 vừa thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. Tới nay, thầy và trò lớp 1 đã trải qua 2 tháng học của năm học với 8 tuần thực học. Trong đó: 2 tuần học 1 buổi/ngày; 6 tuần học 2 buổi trên ngày. Tuy thời gian chưa dài nhưng mỗi nhà trường chúng ta cũng đã cảm nhận được những thuận lợi và khó khăn khi học Tiếng Việt lớp 1chươn...ấn về Chương trình GDPT ít, thiếu việc minh họa các bài dạy theo từng thể loại nên việc giảng dạy của giáo viên gặp nhiều khó khăn, GV chủ yếu vẫn là tự mầy mò trên cơ sở sách giáo khoa, sách giáo viên (giống như CTGDPT 2006). - Giáo viên đã giảng dạy nhiều năm thì ngại thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới giáo viên cần thời gian khá lớn để soạn bài nên thời gian dành cho nghiên cứu bài, tài liệu còn hạn chế. Đặc biệt là giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào gợi ý trong sách thiết kế nên chưa mạnh dạn thiết kế các hoạt động phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp giảng dạy. - Chúng ta đang thực thi chương trình- SGK mới, cả thầy và trò cùng hết sức cố gắng đáp ứng mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nói chung chương trình SGK lớp 1 mới nói riêng trong khi đó không ít lời rèm pha, bình luận trái chiều cho các bộ sách mà chính mỗi nhà trường của chúng ta đã lựa chọn. Điều này cũng gây cho thầy trò, phụ huynh chúng ta không ít khó khăn, áp lực. b) Đối với học sinh: - Trước diễn biến của dịch Covid- 19 trẻ mẫu giáo 5 tuổi không đến lớp, không nhận diện chữ cái đã ảnh hưởng tới sự tiếp cận kiến thức, vốn từ của các em. Đặc biệt, năm học 2020 không có tuần 0 cho HS lớp 1 nên việc làm quen, tạo nề nếp để bắt tay vào học tập chính thức rất bỡ ngỡ với học sinh, khó khăn cho thầy cô. - Trong một bài học các em phải làm quen, đọc với lượng âm, vần, tiếng, từ, bài tập đọc dài nên rất khó khăn đối với một số em đặc biệt HS tiếp thu chậm. c) Sách giáo khoa: - Chương trình lớp 1 kênh hình là một kiến thức cần học, vậy tranh ảnh.. không chỉ đơn thuần dùng để minh họa cho kênh chữ mà là một nội dung giáo dục có mục tiêu; một giờ học có khá nhiều tranh 6-12 tranh. Tiểu tiết ở từng hoạt động nhiều nên GV dạy trên lớp rất vất vả, tốn nhiều thời gian. Ví dụ: *Sách Cánh diều Bài 2 “cà, cá” SGK Cánh diều- Trang 8;9. Quan sát 12 bức tranh tìm tiếng ứng với từng con vật, đồ vật rồi nhận ra tiếng nào c...2018; những điểm mới của chương trình giáo dục tiểu học.để mỗi chúng ta có cái nhìn tổng thể, hiểu sâu về yêu cầu của các môn học lớp nói chung và môn Tiếng Việt lớp 1 nói riêng. - Với quan điểm đổi mới của Chương trình GDPT 2018 lần này: một chương trình nhưng có nhiều bộ sách giáo khoa nhằm thu hút các nhà biên soạn, cho ra các bộ sách hay Chương trình là pháp lệnh, sách giáo khoa là tài liệuđể cụ thể hóa chương trình, vì vậy việc nghiên cứu bộ sách trường mình đang dạy cũng là việc rất cần thiết nhằm rà soát tính ưu việt của sách: từ việc sắp xếp thứ tự bài dạy, các ngữ liệu trong sách, các lệnh đã phù hợp với trường mình, lớp mình chưa để có kế hoạch điều chỉnh. Từ đó tổ - khối chuyên môn lớp 1 xây dựng Kế hoạch dạy học cho phù hợp. Đặc biệt cần xác định được mẫu chuẩn đầu ra (kết quả mong đợi) của mỗi giai đoạn học tập, mỗi bài học, mỗi hoạt động trong giờ học tiếng việt để khi kết thúc giờ học, giáo viên phải biết rõ: học sinh có được những kĩ năng tiếng Việt gì? Cảm nhận được mức đạt được của các em tới đâu? Người giáo viên phải dự tính được có thể kiểm tra các kĩ năng này bằng phép đo nào? Việc giáo viên nghiên cứu kĩ chương trình, sách giáo khoa sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất trong quá trình dạy học, dự kiến phát hiện những lỗi sai học sinh thường mắc phải để tìm cách sửa chữa. 1.2. Nắm chắc các yêu cầu cần đạt: * Mức độ kĩ năng cần đạt trong môn Tiếng Việt lớp 1: - Đọc: Đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu; Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn; Tốc độ đọc đạt khoảng 40 – 60 tiếng trong 1 phút; Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ; Bước đầu biết đọc thầm; Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết được thể hiện tường minh; Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung cơ bản của văn bản dựa vào gợi ý; Nhận biết được hình dáng, hành động của nhân vật thể hiện qua một số từ ngữ trong câu chuyện dựa vào gợi ý của giáo viên; Nhận biết được lời nhân vật trong truyện; Liên hệ được t
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_tieng_viet_lop_1_theo.doc