Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học Lớp 4&5
Môn Khoa học cùng với Lịch sử và Địa lý lớp 4, 5 là những môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát triển và hoàn thiện các chủ đề của môn TNXH ở các lớp 1, 2, 3. Mục tiêu của môn Khoa học trong các nhà trường Tiểu học, ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu, thiết thực về các sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh các em trong cuộc sống hàng ngày, còn giúp các em hình thành và phát triển các kĩ năng như: ứng xử, quan sát và làm thí nghiệm, nêu thắc mắc, phân tích và so sánh ... Bên cạnh đó, còn hình thành, phát triển những thái độ, thói quen tốt như tự giác, ham hiểu biết, yêu con người, thiên nhiên, đất nước, có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh,...
Dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong các môn học là xu thế tất yếu của phương pháp giáo dục hiện nay. Dạy học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực và phẩm chất không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Đặc biệt, Chương trình tổng thể Ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 nêu rõ “Bên cạnh vai trò góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh, giáo dục khoa học tự nhiên có sứ mệnh hình thành và phát triển thế giới quan khoa học ở học sinh; đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh tinh thần khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng các quy luật của tự nhiên để từ đó biết ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường. Giáo dục khoa học tự nhiên giúp học sinh dần hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống... Ở cấp tiểu học, giáo dục khoa học tự nhiên tiếp cận một cách đơn giản một số sự vật, hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, giúp học sinh có các nhận thức bước đầu về thế giới tự nhiên.” Như vậy, theo chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Khoa học ở lớp 4 và 5 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội (ở các lớp 1, 2, 3). Môn học này tích hợp những kiến thức về vật lý, hoá học, sinh học và nội dung giáo dục sức khoẻ, giáo dục môi trường. Môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp THCS và các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học ở cấp THPT. Môn Khoa học là một trong những môn chủ đạo góp phần giúp hình thành và phát triển năng lực khoa học. Năng lực khoa học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động: nhận thức khoa học; tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Đồng thời, môn Khoa học góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã quy định trong Chương trình tổng thể; giúp học sinh bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp, rèn luyện nhân cách để trở thành người lao động và người công dân có trách nhiệm.
Hiện nay, môn Khoa học lớp 4&5 vẫn dạy theo chương trình hiện hành. Mặc dù giáo viên đã có nhiều cố gắng trong đổi mới phương pháp dạy học, nhưng mô hình hiện tại bắt buộc giáo viên phải áp dụng chủ yếu là kiểu “dạy học đồng loạt” nghĩa là dạy theo lớp, ít phân hóa, cả lớp chung một chương trình, mục tiêu, nội dung, phương pháp. Bên cạnh đó, các thiết bị dạy học còn thiếu, một số dụng cụ thí nghiệm, mô hình, mẫu vật chưa đẹp, thiếu chính xác gây khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình sử dụng khiến nhiều giáo viên “ngại” dùng các thiết bị đó dẫn đến tình trạng “dạy chay” thường xuyên xảy ra. Việc dạy học đa phần còn thiên về lý thuyết, tập trung vào dạy học sinh theo tiến trình, nội dung trong sách giáo khoa, dạy HS cách hiểu, ghi nhớ các khái niệm dạy học một cách máy móc mà không kích thích được tư duy sáng tạo, khả năng làm việc có hiệu quả của HS nên hiệu quả giờ học vẫn chưa được như ý muốn. Hơn nữa, do đặc điểm lứa tuổi của học sinh Tiểu học, những kiến thức thực tế liên quan đến bài học của các em rất nghèo nàn. Cá biệt có bài học với nội dung kiến thức còn quá xa lạ đối với các em. Đặc biệt phụ huynh học sinh coi nhẹ bộ môn này nên không yêu cầu con em chuẩn bị bài hay học bài môn này nên dẫn đến học sinh không thích và không hứng thú học tập môn Khoa học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học Lớp 4&5

c và phẩm chất không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Đặc biệt, Chương trình tổng thể Ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 nêu rõ “Bên cạnh vai trò góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh, giáo dục khoa học tự nhiên có sứ mệnh hình thành và phát triển thế giới quan khoa học ở học sinh; đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh tinh thần khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng các quy luật của tự nhiên để từ đó biết ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường. Giáo dục khoa học tự nhiên giúp học sinh dần hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống... Ở cấp tiểu học, giáo dục khoa học tự nhiên tiếp ... thích được tư duy sáng tạo, khả năng làm việc có hiệu quả của HS nên hiệu quả giờ học vẫn chưa được như ý muốn. Hơn nữa, do đặc điểm lứa tuổi của học sinh Tiểu học, những kiến thức thực tế liên quan đến bài học của các em rất nghèo nàn. Cá biệt có bài học với nội dung kiến thức còn quá xa lạ đối với các em. Đặc biệt phụ huynh học sinh coi nhẹ bộ môn này nên không yêu cầu con em chuẩn bị bài hay học bài môn này nên dẫn đến học sinh không thích và không hứng thú học tập môn Khoa học. Thực tế cho thấy Dạy học trải nghiệm có thể phát huy được vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết của HS thông qua các hoạt động khám phá để tiếp thu tri thức mới. Đối với môn KH, dạy học dựa vào trải nghiệm là một định hướng giáo dục quan trọng, có ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục cho HS. Khi được trải nghiệm sáng tạo trong quá trình học tập và phát hiện ra những điều mới lạ các em sẽ có thêm hứng thú và ghi nhớ bài rất lâu, từ đó tạo ra động cơ và động lực thúc đẩy các em trong quá trình học tập. Đây thực chất là một hình thức tổ chức dạy học, giúp học sinh biết liên hệ, vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống. Việc thực hành, trải nghiệm đều là những phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực. Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tế cuộc sống, từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Học từ trải nghiệm (hoạt động trải nghiệm) còn giúp học sinh không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo này, học sinh được vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm đến mọi người xung quanh, hiểu biết hơn về địa phương mình đang sinh sống; qua đó phát triển năng lực sáng tạo, giáo dục đạo đức cho học s...hông? HS có thể tiếp cận những địa điểm đó một cách dễ dàng hay không? Địa điểm đó có chứa những yếu tố có thể tác động tiêu cực tới HS không? GV phải thực hiện những biện pháp gì để hoạt động học tập trải nghiệm của HS diễn ra suôn sẻ? 1.3. Bước 3: Xác định mục tiêu và sản phẩm đầu ra của hoạt động trải nghiệm Về mục tiêu, GV luôn phải xác định rõ những gì HS cần biết, hiểu, có thể làm được sau khi hoàn thành một bài học. Xác định mục tiêu bài học giúp GV đảm bảo hướng đi đúng cho HS tập trung vào những kiến thức và kĩ năng cơ bản, cần thiết, trọng tâm. Tổ chức các hoạt động học tập để học sinh có thể phát huy năng lực tự học, tìm tòi, khám phá, sáng tạo và còn bổ sung cho mình những kĩ năng mềm cần thiết. Làm sao để hoạt động đánh giá, nội dung dạy học và kế hoạch dạy học được liên kết chặt chẽ trong suốt quá trình dạy học. 1.4. Bước 4: Xác định các phương pháp dạy học trải nghiệm Sau khi xác định được mục tiêu, nội dung bài học, GV cần xác định cách thức tổ chức sao cho đạt hiệu quả cao. Nói cách khác, đó chính là bước xác định phương pháp, phương tiện dạy học để học sinh đạt được kiến thức trọng tâm, và hình thành kĩ năng, kĩ xảo cần thiết. Có thể kể đến một số phương pháp như: Phương pháp dạy học dự án; phương pháp tình huống; phương pháp học tập phục vụ cộng đồng; phương pháp tham quan thực địa; phương pháp điều tra, khảo sát địa phương; phương pháp đóng vai; sử dụng các phương tiện trực quan (tranh ảnh; biểu đồ và số liệu thống kê; phim,). 1.5. Bước 5: Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm Mô hình học tập này gồm có 5 bước cụ thể: - Bước 1: Kinh nghiệm có sẵn: Kinh nghiệm có sẵn ở đây có thể được hiểu đó là kết quả của quá trình sau khi học sinh được đọc tài liệu, xem video, hay từ thực tế cuộc sống, qua một số bài học được tích lũy từ trước... được học sinh xâu kết, gợi nhớ lại biến nó thành nguyên liệu học tập. Đây là bước khởi đầu trong quá trình học tập. - Bước 2: Trải nghiệm cụ thể: Thông qua kinh nghiệm sẵn có, HS sẽ là người tự định hướng c
File đính kèm:
chuyen_de_to_chuc_day_hoc_trai_nghiem_trong_mon_khoa_hoc_lop.doc