Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm ở Lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nêu rõ, Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.
Mục tiêu chung của HĐTN nhằm hình thành, phát triển ở HS năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể. HĐTN giúp HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn đồng thời bồi dưỡng cho HS tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về nguồn cội và bản sắc dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập.
Mục tiêu của môn Hoạt động trải nghiệm ở cấp Tiểu học trong đó có lớp 1 nhằm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm ở Lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

rị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập. Mục tiêu của môn Hoạt động trải nghiệm ở cấp Tiểu học trong đó có lớp 1 nhằm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề. 2. Thực trạng của dạy học HĐTN theo chủ đề ở lớp 1 2.1. Thuận lợi: * Với giáo viên: - Được cán bộ quản lí luôn đồng hành cùng giáo viên lớp 1: Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, dự giờ, phát hiện bất cập, tháo gỡ khó khăn. Coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong năm học. - Đội ngũ giáo viên lớp 1 là những hạt nhân trong đội ngũ giáo viên của nhà trường (Ưu tiên cho thay sách lớp 1) nhiệt huyết, trách nhiệm trong công việc. - Các nhà trường rất quan tâm đầu tư trang thiế...n bạn đánh giá cũng tương tự. c) Sách giáo khoa- Đồ dùng dạy học: - Chương trình lớp 1 kênh hình là một kiến thức cần học, vậy tranh ảnh không chỉ đơn thuần dùng để minh họa cho kênh chữ mà là một nội dung giáo dục có mục tiêu; một giờ học có khá nhiều tranh, cũng có tiết chỉ có duy nhất một tranh dẫn tới giáo viên gặp khó khăn tổ chức các hoạt động cho HS. Tiểu tiết ở từng hoạt động nhiều nên GV dạy trên lớp rất vất vả, tốn nhiều thời gian. Bên cạnh đó có bộ sách lại rất nhiều kênh chữ (Bộ sách Cùng học để phát triển năng lực) ngay từ những tuần đầu, khi HS chưa biết đọc mà sách đã đưa rất nhiều lời thoại hay yêu cầu của hoạt động rất dài. -Vở bài tập còn nhiều nội dung thực hành khó đối với HS ví dụ như nội dung vẽ tranh về những hoạt động vui chơi không an toàn, vẽ tranh về chủ đề vệ sinh an toàn thực phẩm. - Chưa có 1 bộ đồ dùng (bộ tranh như SGK) để dạy nếu không may mất điện, trong khi dạy không sử dụng được ti vi. Xuất phát từ thực trạng dạy học dạy HĐTN theo chủ đề lớp 1, cụm chuyên môn số 2 quyết định lựa chọn chuyên đề "Tổ chức Hoạt động trải nghiệm ở lớp 1 theo chương trình Giáo dục Phổ thông 2018" nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình dạy và học của thầy cô và các em. II. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở LỚP 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 1. Nghiên cứu chương trình Việc nghiên cứu chương trình giúp chúng ta nắm được cấu trúc và các mạch nội dung của HĐTN và HĐTH, hướng nghiệp trong chương trình GDPT 2018; phân tích được tính mở linh hoạt trong nội dung HĐTN của chương trình 2018 bằng cách so sánh và chỉ ra được những điểm mới của HĐTN trong chương trình 2018 so với HĐ GDNGLL (có tính trải nghiệm) trong chương trình 2006. Việc “nghiên cứu” chương trình môn học của các nhà quản lí, đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy là rất cần thiết vì điều đó giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn, hiểu sâu hơn về yêu cầu của chương trình tổng thể, chương trình môn học. - Việc nghiên cứu chương trình, nghiên cứu bộ sách trường mình đang dạy cũng ...hể thay bằng đọc thơ, hát về chủ đề an toàn thực phẩm. Với bài tập có nhiều kênh chữ, phần tự đánh giá, có thể phối hợp với PHHS giúp đỡ các em hoàn thành bài tập. - Đặc biệt cần xác định được mẫu chuẩn đầu ra (kết quả mong đợi) của mỗi chủ đề, mỗi hoạt động trong giờ học HĐTN để khi kết thúc giờ học đó, chủ đề đó giáo viên phải biết rõ: học sinh có được những kĩ năng gì, hình thành được những năng lực, phẩm chất nào cho HS đặc biệt là năng lực đặc thù; cảm nhận được mức đạt được của các em tới đâu để từ đó điều chỉnh kế hoạch, xây dựng nội dung, hình thức của hoạt động cho phù hợp tình hình thực tế của HS, của lớp. Ví dụ: Ở tiết 1 của chủ đề 1 “Em và mái trường mến yêu” mẫu chuẩn đầu ra là HS phải nêu được tên, đặc điểm của bạn bất kỳ trong lớp và chia sẻ được với mọi người về các hoạt động mà các em thực hiện ở trường. Ở tiết 2 của chủ đề 3 “Kính yêu thầy cô – Thân thiện với bạn bè” mẫu chuẩn đầu ra là HS biết thực hiện nói lời chào thân thiện với mọi người xung quanh, biết thực hiện lắng nghe thân thiện. 2. Nắm chắc đặc điểm của cấu trúc chủ đề hoạt động trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 1: Mỗi chủ đề trong SGK Hoạt động trải nghiệm 1 bao gồm các loạ̣i hình hoạ̣t động: Sinh hoạ̣t dưới cờ, Hoạ̣t động trải nghiệm theo chủ đề, Sinh hoạ̣t lớp và được phân chia theo tuần. Các Hoạ̣t động trải nghiệm theo chủ đề trong SHS được thiết kế, xây dựng dựa trên cơ sở yêu cầu về cấu trúc hoạ̣t động Các tác giả đã xây dựng cấu trúc của hoạ̣t động trải nghiệm theo chủ đề tương ứng với yêu cầu của Thông tư 33 như sau: Thông tư 33 Cấu trúc chủ đề hoạt động của SGK Hoạt động trải nghiệm 1 Mở đầu Nhận diện – Khám phá Kiến thức mới Tìm hiểu – Mở rộng Luyện tập Thực hành – Vận dụng Vận dụng Đánh giá – Phát triển Nắm vững cấu trúc của chủ đề hoạt động sẽ giúp GV sắp xếp nội dung của chủ đề phù hợp với các ngày lễ lớn, các buổi sinh hoạt tập thể để từng tiết học không bị trùng lặp các hoạt động. Ví dụ: Tháng 11 nội dung của các hoạt động cần xoay quan
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_o_lop_1.doc