SKKN Nâng cao hiệu quả dạy, học phân môn Luyện từ và câu Lớp 4,5 phần mở rộng vốn từ theo hướng tiếp cạn năng lực của học sinh

Luyện từ và câu là phân môn có vị trí quan trọng. Qua đó, học sinh được mở rộng và hệ thống hoá vốn từ: bao gồm các từ Thuần Việt, thành ngữ, tục ngữ phù hợp với chủ điểm học tập của từng đơn vị học được trang bị kiến thức sơ giản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và văn bản, rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu, liên kết câu và sử dụng dấu câu được bồi dưỡng ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.

Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã có nhiều cố gắng, tìm tòi song việc đổi mới còn hạn chế, việc áp dụng các phương pháp chưa đa dạng, linh hoạt. Trang thiết bị đồ dùng còn gây khó khăn không ít cho dạy và học. Học sinh còn khó khăn lúng túng trong việc tìm từ, chọn từ... Chính vì vậy, giáo viên cần phải linh hoạt và vận dụng tối ưu các phương pháp để giờ học đạt hiệu quả cao.

Phân môn Luyện từ và câu có nội dung, phạm vi khá rộng, phong phú nhiều bài tập tình huống mở đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, có vốn sống thực tế sâu sắc. Thực tế trong quá trình giảng dạy, dự giờ thì việc dạy học phân môn luyện từ và câucủa giáo viên còn đơn điệu, tẻ nhạt thiếu sự hấp dẫn thu hút quá trình học của học sinh. Do vốn kiến thức về từ Tiếng Việt của một số giáo viên còn nghèo, chưa sâu sắc và chắc chắn nên còn phải lệ thuộc nhiều vào SGV và sách thiết kế dẫn đến việc lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn nhiều lúng túng. Phần lớn giáo viên ít có sự đầu tư thời gian chuẩn bị cho bài giảng, ít sáng tạo, chủ yếu làm lần lượt các bài tập mà chưa hướn dẫn học sinh khai thác triệt để các bài tập theo từng đối tượng HS của lớp mình. việc cung cấp các kiến thức thực tế và liên hệ thực tế còn nhiều hạn chế. Mặt khácdo tư duy của các em cụ thể là chính nên rất khó khăn cho việc nắm chắc nghĩa của từ và phát triển cũng như tích cực hoá vốn từ. Chính vì vậy mà tiết học trở nên nặng nề, buồn tẻ.không gây được hứng thú học tập cho học sinh. HS chán và ngại học. Đây cũng là một nguyên nhân đến việc GV không thích dạy phân môn này và cho rằng rất khó dạy.dẫn đến kết quả học tập chưa cao.

Vậy làm thế nào để tiết dạy Luyện từ và câu đạt hiệu quả cao? Làm thế nào để phát huy tính tích cực cho học sinh, rèn luyện và phát triển năng lực suy nghĩ, làm việc tự chủ, sáng tạo của học sinh? Tổ 4 + 5 đã họp, thảo luận và đi tới thống nhất thực hiện chuyên đề: " Nâng cao hiệu quả dạy- học  phân môn LTVC lớp 4-5 phần MRVT”

docx 10 trang Bảo Đạt 28/12/2023 940
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy, học phân môn Luyện từ và câu Lớp 4,5 phần mở rộng vốn từ theo hướng tiếp cạn năng lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao hiệu quả dạy, học phân môn Luyện từ và câu Lớp 4,5 phần mở rộng vốn từ theo hướng tiếp cạn năng lực của học sinh

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy, học phân môn Luyện từ và câu Lớp 4,5 phần mở rộng vốn từ theo hướng tiếp cạn năng lực của học sinh
 câu và sử dụng dấu câu được bồi dưỡng ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã có nhiều cố gắng, tìm tòi song việc đổi mới còn hạn chế, việc áp dụng các phương pháp chưa đa dạng, linh hoạt. Trang thiết bị đồ dùng còn gây khó khăn không ít cho dạy và học. Học sinh còn khó khăn lúng túng trong việc tìm từ, chọn từ... Chính vì vậy, giáo viên cần phải linh hoạt và vận dụng tối ưu các phương pháp để giờ học đạt hiệu quả cao.
Phân môn Luyện từ và câu có nội dung, phạm vi khá rộng, phong phú nhiều bài tập tình huống mở đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, có vốn sống thực tế sâu sắc. Thực tế trong quá trình giảng dạy, dự giờ thì việc dạy học phân môn luyện từ và câucủa giáo viên còn đơn điệu, tẻ nhạt thiếu sự hấp dẫn thu hút quá trình học của học sinh. Do vốn kiến thức về từ Tiếng Việt của một số giáo viên còn nghèo, chưa sâu sắc và chắc chắn nên còn phải lệ thuộc nhiều vào SGV và sách thiết kế dẫn đến việc lựa chọn phư...tập mở
- Tư duy của các em còn thiên về trực quan, những khái niệm, từ ngữ mang tính trừu tượng các em sẽ lâu nhớ và rất nhanh quên. 
2. Về phía GV:- Việc nghiên cứu và chuận bị cho bài dạy chưa thật chu đáo.
- Chưa quan tâm nhiều đến mọi đối tượng HS trong giờ học, thường chỉ cho HS K,G thực hiện yêu cầu giờ học, bỏ qua đối tượng HS TB,Y vì sợ khi cho các em trả lời, làm bài tập thì mất nhiều thời gian.
- Do GV chưa thực sự hăng say với nghề nghiệp nên chưa dành thời gian, công sức nghiên cứu bài dạy cũng như cách thức tổ chức các hoạt động cho HS nên chất lượng chưa cao.
- Do kiến thức Tiếng Việt, khả năng tư duy nghệ thuật còn nhiều hạn chế. Số GV hiểu sâu, hiểu đúng về từ Tiếng Việt còn ít. Thêm nữa, do thời gian nghiên cứu tài liệu tham khảo không nhiều nên kiến thức về phân biệt từ, cụm từ, , hiểu nghĩa từ, thành ngữ, tục ngữ còn hạn chế. Vì vậy việc giảng dạy cũng như hướng dẫn HS tìm hiểu những kiến thức này chưa nhanh, chưa chính xác. Mặt khác thời gian dành cho một tiết không nhiều ít có những tiết luyện tập thêm nên cả GV và HS chưa có kĩ năng, kĩ sảo về những nội dung học tập này.
- Nhiều Gv còn chưa linh hoạt trong lựa chọn các phương pháp và hình thưc tổ chức dạy học. Phương pháp và hình thưc tỏ chức dạy học còn đơn điệu, chưa đa dạng, phong phú.
- Nhiều khi không xác định rõ ý đồ và kiến thức trọng tâm của bài tập. Còn dạy lan mam chưa chốt, khắc sâu kiến thức từ ngữ về chủ đề, chủ điểm một cách thường xuyên.
- Phân bố thời gian còn chưa thật hợp lí. 
- Xử lí tình huống còn nhiều lúng túng, thiếu linh hoạt và sáng tạo.
- Chưa chú ý động viên, khuyến khích học sin tích cực, hăng say học tập học tập.
- Chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học. 
III. BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Chuẩn bị trước khi lên lớp
1. Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình và bài dạy, xác định đúng mục đích yêu cầu của tiết dạy.
	- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình đẻ có hệ thống chuỗi kiến thức, xác định được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thứ...ước hết, phải cho HS hiểu biết về "phạm vi hiện thực ấy", về đối tượng mà từ gọi tên.
Ví dụ: Để tìm được những từ chỉ sự vật hiện tượng trong thiên nhiên thì HS phải hiểu "Thiên nhiên là gì?" 
Ở dạng bài tập này, cần cho HS tìm từ theo khả năng của các em. HS NK có thể tìm được nhiều từ; song HS chậm có thể tìm được một vài từ theo khả năng.
Trong bài học này, GV cần kết hợp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường ở phần kết bài. GV kết hợp cung cấp cho HS một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống.
*Với loại bài tập : Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cho sẵn
- Khi hướng dẫn HS làm loại bài tập này, GV cần lưu ý:
+ Trước hết, để định hướng cho việc tìm từ của HS, GV có thể yêu cầu HS nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Trên cơ sở đó, gợi ý, hướng dẫn HS tìm từ theo yêu cầu của bài tập.
+ Để HS có điểm tựa trong việc tìm từ, GV có thể hướng dẫn cho HS giải thích nghĩa của từ cho sẵn và nêu một số ngữ cảnh trong đó có sử dụng từ cho sẵn.. Bên cạnh đó, HS phải nắm được từ loại của từ cho sẵn vì từ cần tìm cũng phải cùng loại với từ cho sẵn.
*Với loại bài tập: Tìm các từ có cùng yếu tố cấu tạo
Loại bài tập này gắn liền với những vấn đề về cấu tạo từ Tiếng Việt. Thường cho sẵn "yếu tố cấu tạo từ" (Ví dụ: thường là tiếng có nghĩa) yêu cầu HS tìm từ phức có cùng yếu tố cấu tạo từ đã cho. Vì vậy, HS phải nắm được hai phương thức cấu tạo từ quen thuộc: phương thức ghép và phương thức láy thì việc tìm từ, tạo từ của HS mới tránh được sự cảm tính, ăn may, tránh được những tổ hợp không phải từ.
GV cũng cần lưu ý HS đọc kĩ yêu cầu của đè bài để thực hiện đúng yêu cầu ấy.
Ví dụ: Bài tập Luyện từ và câu lớp 5 yêu cầu: ghép tiếng "bảo" với một số tiếng để tạo thành từ phức có tiếng "bảo"(bảo: có nghĩa là giữ, chịu trách nhiệm) thì HS phải ghép để tạo thành từ phức có tiếng "bảo" với đúng nghĩa trên, loại bỏ những từ phức có tiếng "bảo" không cùng loại v v
* Để HS có cái nh

File đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_phan_mon_luyen_tu_va_cau_lop.docx