SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn Đạo đức lớp Một nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh
Dạy - học môn Đạo đức ở lớp 1+ 2+ 3, ở bậc tiểu học nói chung được tiếp cận theo hướng đi từ quyền đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc dạy – học môn Đạo đức trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn, tránh được tính chất nặng nề, áp đặt trước đây.
Nhận thức của học sinh lớp Một, Hai còn thiên về cảm tính, trực tiếp và cụ thể. Vì vậy, các nội dung giáo dục cần phải chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh động thông qua các hoạt động: đóng vai, chơi trò chơi, phân tích, xử lý tình huống; kể chuyện theo tranh; đánh giá và tự đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chẩn mực hành vi đã học.
Dạy - học môn Đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của học sinh. Các truyện kể, tình huống, tấm gương, tranh ảnh, … để dạy – học đạo đức phải lấy chất liệu từ cuộc sống thực của học sinh. Điều đó giúp cho bài học của các em thêm phong phú, gần gũi, sống động đối với các em.
Dạy - học môn Đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với việc dạy – học các môn học khác, với các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường. Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng nhằm tạo ra một môi trường giáo dục khép kín, tạo ra bầu không khí đạo đức xung quanh trẻ, để hình thành và phát triển tư tưởng, tình cảm, hành vi và thói quen đạo đức cho các em.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn Đạo đức lớp Một nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh

ỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐẠO ĐỨC : Dạy - học môn Đạo đức ở lớp 1+ 2+ 3, ở bậc tiểu học nói chung được tiếp cận theo hướng đi từ quyền đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc dạy – học môn Đạo đức trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn, tránh được tính chất nặng nề, áp đặt trước đây. Nhận thức của học sinh lớp Một, Hai còn thiên về cảm tính, trực tiếp và cụ thể. Vì vậy, các nội dung giáo dục cần phải chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh động thông qua các hoạt động: đóng vai, chơi trò chơi, phân tích, xử lý tình huống; kể chuyện theo tranh; đánh giá và tự đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chẩn mực hành vi đã học. Dạy - học môn Đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của học sinh. Các truyện kể, tình huống, tấm gương, tranh ảnh, để dạy – học đạo đức phải lấy chất l...ch sinh động . - Qua trò chơi, học sinh tập luyện những kĩ năng, những thao tác hành vi đạo đức, được thể hiện hành vi một cách đúng đắn, tự nhiên . - Giáo viên cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi 4- PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM a- Khái niệm : - Thảo luận nhóm là phương pháp nhằm giúp cho học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề đạo đức nào đó. b- Cách tiến hành - Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ, quy định thời gian thảo luận - Các nhóm tiến hành thảo luận - Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, bổ sung - Giáo viên tổng kết lại các ý kiến. 5- PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN a- Khái niệm; - Dạy học Đạo đức ở lớp Một , Hai, Ba có thể bắt đầu một truyện kể Đạo đức , truyện kể về cách ứng xử của nhân vật trong một tình huống cụ thể ( thường là gương tốt ), để từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích . Phương pháp kể chuyện rất phù hợp với học sinh lớp Một , Hai, Ba . Nó giúp cho bài học đạo đức đến với trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng , sống động . b-Cách kể chuyện ; -Để thu hút , hấp dẫn được học sinh, trước hết giáo viên phải nắm vững nội dung truyện , có xúc cảm với truyện. Khi kể , giáo viên phải biết nhấn mạnh vào những chi tiết chủ yếu của truyện, giọng kể phải khoan thai, rõ ràng, truyền cảm. Có nhiều cách kể khác nhau: -Có thể kể , vừa làm điệu bộ; vừa kể vừa sử dụng tranh minh hoạ . -Có thể kết hợp giữa lời kể của giáo viên biểu diển minh hoạ của học sinh -Có thể giáo viên kể lần thứ nhất, sau đó yêu cầu 1-2 học sinh kể lại ; -Có thể kể chuyện với kết cục để mở và yêu cầu học sinh tự hoàn thiện phần kết -Có thể kể chuyện theo nhóm ( bắt đầu bằng một học sinh rồi những em khác thêm thắt vào cho đến em cuối cùng kết thúc câu chuyện). Để sử dụng các phương pháp dạy học tích cực có hiểu quả, GV cần lưu ý: *Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh ...o viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. . Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.
File đính kèm:
chuyen_de_su_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_vao_day_hoc_m.doc