SKKN Vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao kĩ năng đọc, viết cho học sinh Lớp 1 trong môn Tiếng Việt CGD
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là hình thành 4 kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết cho hs. Đối với Hs lớp 1- lớp đầu cấp, các em bắt đầu làm quen với cả 4 kĩ năng này và kĩ năng đọc rất quan trọng. – một kĩ năng quan trọng hàng đầu của HS Tiểu học. Bởi lẽ, nếu học sinh đọc tốt sẽ giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu nghĩa của từ, tiếng, câu bài mình vừa đọc, hiểu được các yêu cầu trong những môn học khác. Mặt khác, các em có đọc tốt ở lớp 1 thì học các lớp tiếp theo mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Năm học này, môn Tiếng Việt tiếp tục dạy theo tài liệu công nghệ giáo dục. Mục tiêu của dạy môn Tiếng Việt lớp 1 –CNGD là giúp các em học sinh đọc thông, viết thạo, học đâu chắc đấy, nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt. Đồng thời giúp các em phát triển tư duy và biết cách làm việc trí óc, phát huy năng lực tối ưu của mỗi cá nhân học sinh.
Bản chất việc dạy học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục là dạy khái niệm khoa học thông qua việc tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh, phát triển năng lực tối ưu của từng cá nhân: Khả năng phân tích, tổng hợp, mô hình hóa. Học sinh học môn Tiếng Việt lớp 1–CNGD là học cách làm việc trí óc, học cách học, học cách tự nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả làm việc của mình.
Phương pháp dạy học này có tính ưu việt, giáo viên đã được tập huấn sẽ dạy được và khi giáo viên dạy được thì học sinh sẽ học được “Học đến đâu được đến đó, học đến đâu chắc đến đó”. Thực hiện dạy học chương trình môn Tiếng Việt lớp 1–CNGD này sẽ giúp cho học sinh lớp 1 có đủ kiến thức về Tiếng Việt (đọc thông, viết thạo) làm cơ sở vững chắc cho học sinh lên lớp 2 học tốt hơn.
Làm thế nào để giúp các em có kĩ năng đọc tốt . Làm thế nào để tiết học sôi nổi, học sinh thoải mái trong học tập; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đây cũng chính là băn khoăn và là lí do GV trong tổ thống nhất lựa chọn và làm chuyên đề môn Tiếng việt với nội dung: “Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 trong môn TVCGD.”
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao kĩ năng đọc, viết cho học sinh Lớp 1 trong môn Tiếng Việt CGD

Tiếng Việt. Đồng thời giúp các em phát triển tư duy và biết cách làm việc trí óc, phát huy năng lực tối ưu của mỗi cá nhân học sinh. Bản chất việc dạy học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục là dạy khái niệm khoa học thông qua việc tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh, phát triển năng lực tối ưu của từng cá nhân: Khả năng phân tích, tổng hợp, mô hình hóa. Học sinh học môn Tiếng Việt lớp 1–CNGD là học cách làm việc trí óc, học cách học, học cách tự nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả làm việc của mình. Phương pháp dạy học này có tính ưu việt, giáo viên đã được tập huấn sẽ dạy được và khi giáo viên dạy được thì học sinh sẽ học được “Học đến đâu được đến đó, học đến đâu chắc đến đó”. Thực hiện dạy học chương trình môn Tiếng Việt lớp 1–CNGD này sẽ giúp cho học sinh lớp 1 có đủ kiến thức về Tiếng Việt (đọc thông, viết thạo) làm cơ sở vững chắc cho học sinh lên lớp 2 học tốt hơn. Làm thế nào để giúp các em có kĩ năng đọc tốt . Làm thế nào để tiết học sôi nổi, học sinh thoải mái trong học tậ...h hưởng của địa phương, ảnh hưởng của người lớn. Đọc sai dẫn đến người nghe hiểu sai nghĩa của từ. VD: nòng nọc, đọc thành ‘lòng lọc ” 4.2. Lỗi về dấu thanh: Do bộ máy phát âm của các em còn chưa hoàn chỉnh,lỗi này rất khó sửa, cần thời gian và kiên trì luyện tập. VD: cô Thanh- đọc là cô Thăn Một số em sai thanh sắc- thanh ngã VD: tẽ ngô- té ngô; giữ nhà- giứ nhà. 4.3. Sai về vần. Lỗi này thường gặp ở một số em có thói quen sử dụng từ ngữ vùng miền. VD rượu- riệu. gãy- gẫy. Khi học sinh đọc sai chính tả thì khi viết các em cũng hay viết sai theo đọc. III. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ: - Giúp GV tích cực đổi mới phương pháp áp dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo hướng thú học tập cho các em, góp phần nâng cao hiệu quả của việc rèn kĩ năng đọc, viết nói riêng và dạy Tiếng Việt CGD nói chung. - HS mạnh dạn tự tin hơn, biết chia sẻ cách đọc, nhận xét giúp nhau cùng tiến bộ. - HS biết rèn kĩ năng đọc qua từng bài đọc. IV. Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho HS BIỆN PHÁP CHUNG 1. Hướng dẫn học sinh luyện đọc phần âm Để học sinh nắm chắc bài học về phần âm, bước đầu giáo viên cần cung cấp cho học sinh các kĩ năng: Làm quen với môi trường học tập, với thầy cô, bạn bè, biết sử dụng các đồ dùng học tập, biết nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh nhẹn Về kiến thức, các em phải nắm chắc: Tiếng gồm 2 phần (phần âm đầu và phần vần); biết đánh vần theo cơ chế 2 bước, dùng thao tác và đọc theo 4 mức độ; biết vẽ mô hình 2 phần của tiếng, đưa tiếng vào mô hình; biết phân biệt nguyên âm và phụ âm; biết tạo ra các tiếng mới bằng cách thay phụ âm đầu hoặc các dấu thanh trong tiếng việt; biết nghe đọc và viết đúng, đẹp các tiếng đã học. a. Hướng dẫn phát âm - HD HS phát âm chuẩn là pp quan trọng hàng đầu, đòi hỏi người GV phải có hiểu biết, kinh nghiệm và cả kĩ năng HD tốt. Cần dùng lời nói mạch lạc, đơn giản để HS dễ hiểu và có thể tự mình phát âm đúng. - Ngay từ khi phát âm tiếng mới, GV phải sửa cho Hs phá... Nếu học sinh chưa đọc trơn được cần hướng dẫn học sinh đánh vần theo cơ chế tách đôi để các em tự đọc, không đọc hộ các em. Không hướng dẫn đánh vần theo chương trình TV hiện hành. Trong quá trình luyện đọc gặp tiếng có luật chính tả nên cho các em nhắc lại để củng cố khắc sâu luật chính tả. 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc phần vần – Để học tốt phần vần của Tiếng việt lớp 1-CGD, trước hết các em phải nắm chắc các âm đã học. Ví dụ: Học vần /an/ biết gồm có 2 âm, âm a đứng trước, âm n đứng sau. – Phải nắm chắc việc phân tích tiếng, vị trí các âm trong mô hình. Ví dụ: / loa/ / lờ/- / oa/ -/loa/ - Giáo viên cần cho các em nắm chắc kiểu vần, nếu học sinh chưa biết vần đó thuộc kiểu vần gì GV cho học sinh phân tich lại nhiều lần để xác định được kiều vần. Mẫu 1: Vần chỉ có âm chính: đã học ở phần âm Ở giai đoạn này, học sinh được học cấu trúc âm-chữ theo nguyên tắc: phụ âm ghép với nguyên âm để tạo thành tiếng (ma, mà, má, mạ). Mẫu 2: Vần có âm đệm, âm chính Trọng tâm của giai đoạn này bắt đầu dạy các tiếng có âm đệm, nguyên âm đôi; dạy cách phát âm dựa vào các nguyên âm: a,e,ê,i,o,ô,u,ơ, ư xét đến âm tròn môi, âm không tròn môi; dạy cho học sinh cách đọc, viết các tiếng có âm đầu, âm đệm và âm chính. Điều quan trọng là giáo viên phải dạy phát âm đúng quy trình thì sau này học sinh sẽ đọc tốt. Mẫu 3: Vần có âm chính và âm cuối - Khi dạy các bài ở mẫu 3, giáo viên phải chú ý dạy phát âm đúng các vần (chủ yếu là cặp vần cùng một bài), các tiếng chứa vần (những bài có số vần cần học nhiều- chủ yếu là để học sinh dễ so sánh, nhận biết, giáo viên có thể giãn ra thành nhiều tiết nhưng phải dạy liền nhau). Khi dạy đến giai đoạn này, việc đánh vần được thực hiện theo cách “cuốn chiếu”: tháng: thang-sắc- tháng (trước đó với tiếng thang thì đánh vần: th-ang-thang). Nếu học sinh quên cách đánh vần tiếng tháng: thang-sắc- tháng thì giáo viên hướng dẫn quy trình quay về đánh vần theo cơ chế ba bước (bỏ dấu thanh để đánh v
File đính kèm:
skkn_van_dung_mot_so_phuong_phap_ki_thuat_day_hoc_tich_cuc_d.docx