thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học- Đề số 05 (Có đáp án)
Câu 1: Ở một loài thực vật, từ tế bào mẹ hạt phấn có kiểu gen AaBbDd, bằng phương pháp nào sau đây để tạo cây lưỡng bội thuần chủng về tất cả các gen trong thời gian ngắn nhất?
A. Gây đột biến. B. Lai hữu tính.
C. Lai tế bào sinh dưỡng. D. Nuôi cấy tế bào đơn bội.
Câu 2: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại,
A. những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với những thay đổi của ngoại cảnh đều di truyền được.
B. tất cả các biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
C. cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
D. các quần thể sinh vật trong tự nhiên chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi bất thường.
Tóm tắt nội dung tài liệu: thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh học- Đề số 05 (Có đáp án)

nhóm nhân tố tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá là: A. (1); (2); (3). B. (1); (2); (4). C. (1); (2); (5). D. (2); (3); (4). Câu 4: Trong tự nhiên, một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi sẽ bị diệt vong khi mất đi A. Nhóm trước sinh sản và sau sinh sản B. Nhóm đang sinh sản. C. Nhóm đang sinh sản và sau sinh sản D. Nhóm đang sinh sản và trước sinh sản. Câu 5: Vai trò của hiện tượng khống chế sinh học là A. đảm bảo sự cân bằng sinh thái trong quần xã. B. làm cho một loài bị tiêu diệt. C. làm cho quần xã chậm phát triển. D. làm mất cân bằng sinh thái trong quần xã. Câu 6: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. từ mạch gỗ sang mạch rây. C. từ mạch rây sang mạch gỗ. D. qua mạch gỗ. Câu 7: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là A. các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển. B. các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển. C. người nhỏ bé hoặc khổng lồ và bướu cổ, tay run. D. chậm lớn hoặc ngừ...gẫu nhiên với nhau thu được F2 có 3004 cây quả đỏ : 1001 cây quả vàng. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Các cây F1 đem lai là thể dị hợp. B. Phép lai giữa 2 cây F1 là AAaa × Aa. C. Các cây F1 đều trở thành cây 4n sau khi được xử lí cônsixin. D. Trong các cây F1 có 1 cây là thể đồng hợp và 1 cây là thể dị hợp. Câu 12: Cho cây có kiểu gen tự thụ phấn, đời con thu được nhiều loại kiểu hình trong đó kiểu hình có 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 31,86%. Nếu khoảng cách tương đối giữa A và b là 40 cM, thì khoảng cách tương đối giữa D và E là: A. 10cM. B. 30cM. C. 40cM. D. 20cM. Câu 13 : Cho P: AaBbDd x AabbDd, biết mỗi gen quy định một tính trạng và có quan hệ trội lặn hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Tỉ lệ con có kiểu hình lặn ít nhất về 2 trong 3 tính trạng trên là bao nhiêu? A. 5/32. B. 7/32. C. 9/64. D. 1/4. Câu 14: Ở một loài thực vật, người ta thực hiện 2 phép lai sau: - Phép lai 1: Lai một cây hoa đỏ, thân thấp với một cây hoa trắng, thân cao thu được thế hệ F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 cây hoa đỏ, thân cao : 1 cây hoa đỏ, thân thấp : 1 cây hoa trắng, thân cao : 1 cây hoa trắng, thân thấp. - Phép lai 2: Lai giữa hai cây hoa đỏ, thân cao với nhau thu được F1 gồm 120 cây hoa đỏ, thân cao và 38 cây hoa trắng, thân thấp. Nhận xét nào sau đây không đúng về sự di truyền các tính trạng nói trên? A. Tính trạng màu hoa và chiều cao thân ở phép lai 1 và phép lai 2 đều di truyền theo quy luật liên kết gen hoàn toàn. B. Cặp bố mẹ trong phép lai 1 có kiểu gen khác nhau và đều dị hợp về một cặp gen, khi giảm phân cho giao tử chứa 2 alen lặn. C. Ở phép lai 2, alen quy định hoa đỏ và alen quy định thân thấp nằm trên cùng 1 NST, còn alen quy định hoa trắng và alen quy định thân cao cùng nằm trên NST còn lại. D. Mỗi tính trạng nói trên đều do một cặp gen quy định, hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng và thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. Câu 15: Ở một loài thực vật, tính trạng dạng quả do 2 cặp gen A(a) và B(b) quy ... khi kích thước quần thể tăng lên làm giảm sức sống và sinh sản của các cá thể trong quần thể. D. các bệnh dịch truyền nhiễm và các chất thải độc tăng lên khi kích thước quần thể tăng lên, có thể gây chết các cá thể của quần thể. Câu 20: Khi truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn, dòng năng lượng trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình 90%, do (1) phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường. (2) một phần do sinh vật không sử dụng được, rơi rụng. (3) một phần do sinh vật thải ra dưới dạng chất bài tiết. (4) một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật. Đáp án đúng là A. (2); (3); (4). B. (1); (2); (3). C. (1); (3); (4). D. (1); (2); (4). Câu 21: Quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chẽ thì A. có cấu trúc càng ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, một loài có thể dùng nhiều loài khác làm thức ăn. B. dễ dàng xảy ra diễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho môi trường thay đổi nhanh. C. có cấu trúc càng ít ổn định vì có số lượng lớn loài ăn thực vật làm cho các quần thể thực vật biến mất dần. D. có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp và từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn vì thức ăn trong môi trường cạn kiệt dần. Câu 22: Có một loài sâu đục thân gây bệnh ở ngô phát tán trong một vùng sản xuất nông nghiệp trồng chủ yếu 2 giống ngô Bt+ và S. Giống Bt+ được chuyển gen Bt có khả năng kháng sâu còn giống ngô S thì không. Loài sâu này là thức ăn chính của một loài chim trong vùng. Giả sử loài chim bị tiêu diệt một cách đột ngột bởi hoạt động săn bắn. Hậu quả nào sau đây có xu hướng xảy ra sớm nhất? A. Tỷ lệ chết của giống ngô Bt+ tăng lên. B. Tăng nhanh số lượng các dòng ngô lai có khả năng kháng bệnh. C. Tỷ lệ chết của loài sâu đục thân tăng lên. D. Tỷ lệ chết của giống ngô S tăng lên. Câu 23: Sơ đồ bên dưới minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật A, B, D, X,
File đính kèm:
de_thi_thu_thptqg_mon_sinh_hoc_nam_2018_de_so_05_co_dap_an.doc